Xóm nón lá giữa lòng thị trấn

01:02, 08/02/2022

Nghề làm nón lá âm thầm gắn bó với các dì, các chị của xóm nón thuộc thị trấn Long Hồ (huyện Long Hồ) qua những tháng năm đời người. Bên cạnh mang lại nguồn thu nhập, các dì, các chị gắn bó với nghề còn vì "tình yêu dành cho chiếc nón". Từ xóm nhỏ, nón lá tỏa đi các nơi rồi cùng các dì, các chị ra rẫy, ra đồng…

(VLO) Nghề làm nón lá âm thầm gắn bó với các dì, các chị của xóm nón thuộc thị trấn Long Hồ (huyện Long Hồ) qua những tháng năm đời người. Bên cạnh mang lại nguồn thu nhập, các dì, các chị gắn bó với nghề còn vì “tình yêu dành cho chiếc nón”. Từ xóm nhỏ, nón lá tỏa đi các nơi rồi cùng các dì, các chị ra rẫy, ra đồng…

TUYẾT HIỀN- XUÂN TƯƠI (thực hiện)

Nguyên liệu làm nón lá là từ cây trúc và lá mật cật.
Nguyên liệu làm nón lá là từ cây trúc và lá mật cật.

 

Lá mật cật mang về luộc rồi phơi đủ nắng. Sau đó nhóm lửa, vuốt lá trên chảo và phải “để dịu mới vuốt được”.
Lá mật cật mang về luộc rồi phơi đủ nắng. Sau đó nhóm lửa, vuốt lá trên chảo và phải “để dịu mới vuốt được”.

 

Công đoạn vô khung nón rất cần tỉ mỉ.
Công đoạn vô khung nón rất cần tỉ mỉ.

 

Kế đến là dùng lá đã xỏ để xoay lá trong, rồi chèn, úp lá mặt. Sau đó là chằm, nức, xỏ dây để cột quai và thoa dầu bóng. Mỗi công đoạn đều phải chỉn chu, khéo léo.
Kế đến là dùng lá đã xỏ để xoay lá trong, rồi chèn, úp lá mặt. Sau đó là chằm, nức, xỏ dây để cột quai và thoa dầu bóng. Mỗi công đoạn đều phải chỉn chu, khéo léo.

 

Hơn 45 năm chằm nón lá, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng cho biết: “Nhờ nghề làm nón này mà tôi lo được cho hai đứa con ăn học tới nơi tới chốn”. Chiếc nón lá từ lâu đã gắn bó với người phụ nữ Việt Nam ở các vùng miền, qua bao thế hệ.
Hơn 45 năm chằm nón lá, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng cho biết: “Nhờ nghề làm nón này mà tôi lo được cho hai đứa con ăn học tới nơi tới chốn”. Chiếc nón lá từ lâu đã gắn bó với người phụ nữ Việt Nam ở các vùng miền, qua bao thế hệ.

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh