Là một trong những "cực phẩm" của giới cây cảnh, "bồ đề đắc đạo" có tuổi đời hàng trăm năm, mang thế bàn thạch của nghệ nhân Nguyễn Gia Thọ (Hà Nội) khiến bao đại gia khao khát săn lùng.
Là một trong những "cực phẩm" của giới cây cảnh, "bồ đề đắc đạo" có tuổi đời hàng trăm năm, mang thế bàn thạch của nghệ nhân Nguyễn Gia Thọ (Hà Nội) khiến bao đại gia khao khát săn lùng.
Ông Nguyễn Gia Thọ (Hà Nội), chủ nhân của cây bồ đề mang tên "bồ đề đắc đạo" tâm sự, dù nhiều đại gia đến nhà, trả giá cao nhưng ông quyết không bán "siêu phẩm".
Cây sở hữu dáng thế bàn thạch với thân hình bẹt dẹt, bên trên là 3 tán tam đa, ở giữa hình thành một khoảng rỗng lớn. Điểm đặc biệt là các mặt của cây đều là các mặt chính, không góc chết, thế nên, đứng ở vị trí nào, người chơi cũng có thể chiêm ngưỡng.
Vào năm 2017, trong một lần đi tham quan triển lãm cây ở Bình Định., ông Thọ đã gặp "chiến hữu" lớn của đời mình, sau rất nhiều lần đi lại, thuyết phục chủ cũ, ông mới có được "bồ đề đắc đạo".
Khác với nhiều dòng cây được nuôi trồng từ nhỏ, "bồ đề đắc đạo" được hình thành và phát triển hoàn toàn tự nhiên ở một vùng núi giáp biển Bình Định.
"Với nhiều dự đoán, cây được sinh ra nhờ những chú chim thả hạt bồ đề vào khe núi. Thế nên, ngay từ lúc sinh ra, toàn bộ rễ, thân cây đã bám chặt vào vách đá, tạo nên những dáng thế độc lạ mà không lặp lại ở bất kỳ đâu" - ông chia sẻ.
Theo ông Vương Xuân Nguyên, Chánh văn phòng Hội sinh vật cảnh Hà Nội, cây bồ đề của nghệ nhân Thọ hiện là một trong những "báu vật hiếm có khó tìm" trong giới sinh vật cảnh bởi mức độ quý hiếm.
"Từ góc độ chuyên môn, tôi phán đoán, ngày trước, bồ đề nằm ở một vách đá cheo leo trong điều kiện thiếu chất, thiếu nước. Do đó, cây phát triển đến đâu thì dẹt đến đấy và xuất hiện tình trạng thoát thân để lấy dinh dưỡng nuôi lá" - ông nhận định.
Ngoài ra, ông Nguyên cho rằng, "bồ đề đắc đạo" còn thuộc dòng tái sinh có mủ nên có thể ngủ đông thoải mái nhờ cơ chế giữ nước linh hoạt, nên dù sống ở ngoài tự nhiên hay môi trường nuôi trồng hiện đại đều có thể thích ứng tốt.
Nói về giá trị của cây này, ông Nguyên chia sẻ: “Tôi nhớ 3 năm trước, khi bồ đề đắc đạo về tới Hà Nội, một vị đại gia đã trả nghệ nhân Thọ gấp 4 - 5 lần giá mua cây cũ, tính ra là hơn 2 tỷ đồng nhưng chủ nhân quyết giữ không bán. Bởi cây này, chủ cũ với chủ mới đều là chỗ thân tình nên mới để lại cho nhau”.
Mời bạn đọc Dân trí cùng chiêm ngưỡng một số hình ảnh về cây "bồ đề đắc đạo" của nghệ nhân Nguyễn Gia Thọ:
Theo Hoàng Dung/Dân Trí
Cây có chiều cao khoảng 3,6m, nặng gần 6 tấn |
Khi di chuyển lên tầng 11 tòa nhà, ông Thọ phải thuê cẩu 100 tấn để đưa cây lên |
Cây sở hữu dáng thế bàn thạch với tạo hình tán lá tam đa |
Ở phía thân cây có xuất hiện vết rỗng lớn, nên nghệ nhân Thọ đã đặt tiểu cảnh trang trí vào trong |
Điểm đắt giá nhất ở cây bồ đề là sở hữu bộ rễ kỳ quái do sống nhiều năm ở núi cao |
Bộ rễ khổng lồ, quấn quanh thân cây |
Theo đánh giá, đây là dòng bồ đề tái sinh có mủ nên có thể ngủ đông nhờ cơ chế giữ nước linh hoạt |
Dù nhiều đại gia ngỏ ý, trả giá cao nhưng ông Thọ vẫn quyết giữ cây không bán |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin