Trẻ em thích thú thu hoạch cây vải thiều trăm tuổi ở Thanh Hà

04:07, 02/07/2020

Vùng đất Thanh Hà nổi tiếng với giống vải thiều đặc biệt, vị thơm ngọt mát. Mùa này, những cây vải trăm tuổi còn sót lại nơi đây đã chín rộ cũng là lúc nhiều phụ huynh đưa trẻ về trải nghiệm hái quả.

 

Vùng đất Thanh Hà nổi tiếng với giống vải thiều đặc biệt, vị thơm ngọt mát. Mùa này, những cây vải trăm tuổi còn sót lại nơi đây đã chín rộ cũng là lúc nhiều phụ huynh đưa trẻ về trải nghiệm hái quả.

Theo Xuân Mai (Vietnam+)

Đây là cây thuộc thế hệ F1 từ gốc vải tổ 200 tuổi ở Thanh Hà, hiện là sở hữu của gia đình cụ Hà Thị Hải (94 tuổi), thôn Hạ Trường, xã Thanh Cường. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đây là cây thuộc thế hệ F1 từ gốc vải tổ 200 tuổi ở Thanh Hà, hiện là sở hữu của gia đình cụ Hà Thị Hải (94 tuổi), thôn Hạ Trường, xã Thanh Cường. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

Cụ Hà Thị Hải (bên phải) cho biết, gia đình chỉ còn giữ lại được duy nhất cây vải thiều hơn trăm tuổi này. Cây cho thu hoạch trái đỉnh điểm nhất vào năm 1996 với gần 1 tấn. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Hà Thị Hải (bên phải) cho biết, gia đình chỉ còn giữ lại được duy nhất cây vải thiều hơn trăm tuổi này. Cây cho thu hoạch trái đỉnh điểm nhất vào năm 1996 với gần 1 tấn. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

Ông Lê Đức Kính, con trai cụ Hà Thị Hải cho biết, trước đây để cây phát triển tự nhiên, tán cao bằng nóc nhà 3 tầng, bán kính cây rộng tới 12 mét. Nay để tiện chăm sóc cây được tỉa bớt tán nên mỗi vụ chỉ thu hoạch được khoảng 4-5 tạ quả. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Ông Lê Đức Kính, con trai cụ Hà Thị Hải cho biết, trước đây để cây phát triển tự nhiên, tán cao bằng nóc nhà 3 tầng, bán kính cây rộng tới 12 mét. Nay để tiện chăm sóc cây được tỉa bớt tán nên mỗi vụ chỉ thu hoạch được khoảng 4-5 tạ quả. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

Cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự Phúc Thành), sinh năm Mậu Thân 1848 là người có công đưa giống vải thiều về Thanh Hà. Lúc đó vào năm 1870, khi cụ Cơm mới khoảng 22 tuổi, một lần xuống Hải Phòng, trong mâm tiệc của người Hoa Kiều, cụ được ăn loại quả ngon được hái từ vùng đất Thiều Châu - Trung Quốc đưa sang (có lẽ vì vậy nên đọc trại thành vải thiều). Cụ Hoàng Văn Cơm đã mang ba hạt về ươm thử trong vườn nhà, sau đó chỉ giữ lại một cây cho trái thơm ngon nhất (là cây vải tổ ngày nay). Sau này, cụ Cơm đã chiết ra làm 7 cành để tặng bạn bè. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Hoàng Văn Cơm (tên tự Phúc Thành), sinh năm Mậu Thân 1848 là người có công đưa giống vải thiều về Thanh Hà. Lúc đó vào năm 1870, khi cụ Cơm mới khoảng 22 tuổi, một lần xuống Hải Phòng, trong mâm tiệc của người Hoa Kiều, cụ được ăn loại quả ngon được hái từ vùng đất Thiều Châu - Trung Quốc đưa sang (có lẽ vì vậy nên đọc trại thành vải thiều). Cụ Hoàng Văn Cơm đã mang ba hạt về ươm thử trong vườn nhà, sau đó chỉ giữ lại một cây cho trái thơm ngon nhất (là cây vải tổ ngày nay). Sau này, cụ Cơm đã chiết ra làm 7 cành để tặng bạn bè. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

Tuy được nhân rộng ra khắp miền Bắc nhưng vải thiều Thanh Hà vẫn cho trái thơm ngon hơn cả. Nếu giống vải thiều trồng ở Lục Ngạn vỏ có gai, thì vải Thanh Hà nhẵn hơn, hạt nhỏ, cùi thơm, vị ngọt mát và khô ráo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tuy được nhân rộng ra khắp miền Bắc nhưng vải thiều Thanh Hà vẫn cho trái thơm ngon hơn cả. Nếu giống vải thiều trồng ở Lục Ngạn vỏ có gai, thì vải Thanh Hà nhẵn hơn, hạt nhỏ, cùi thơm, vị ngọt mát và khô ráo. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

Cụ Hà Thị Hải cho biết, trước đây trong vườn nhà có 4 cây vải thiều thuộc thế hệ F1 nhưng nay chỉ còn giữ được một cây này. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cụ Hà Thị Hải cho biết, trước đây trong vườn nhà có 4 cây vải thiều thuộc thế hệ F1 nhưng nay chỉ còn giữ được một cây này. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

Trẻ em thành phố thích thú khi được tự tay hái quả. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Trẻ em thành phố thích thú khi được tự tay hái quả. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

Không chỉ trẻ em mà người lớn khi đứng dưới bóng cây cổ với thành quả trên tay cũng thích thú vô cùng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Không chỉ trẻ em mà người lớn khi đứng dưới bóng cây cổ với thành quả trên tay cũng thích thú vô cùng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

 

Niềm vui của trẻ thành phố khi được trải nghiệm ăn quả dưới bóng cây. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Niềm vui của trẻ thành phố khi được trải nghiệm ăn quả dưới bóng cây. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

 

Cùng trở về tuổi thơ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cùng trở về tuổi thơ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

 

Bày trò chơi dưới tán cây vải cổ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Bày trò chơi dưới tán cây vải cổ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

Vải thiều giống cổ và đặc biệt những cây hơn trăm tổi như này ở Thanh Hà chỉ còn đếm trên bàn tay, chính vì thế người con của vùng đất này như ông Lê Đức Kính luôn đau đáu làm sao để giống cây quý không bị mai một trước làn sóng trồng ồ ạt những giống vải mới mang lại kinh tế cao của người dân.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Vải thiều giống cổ và đặc biệt những cây hơn trăm tổi như này ở Thanh Hà chỉ còn đếm trên bàn tay, chính vì thế người con của vùng đất này như ông Lê Đức Kính luôn đau đáu làm sao để giống cây quý không bị mai một trước làn sóng trồng ồ ạt những giống vải mới mang lại kinh tế cao của người dân.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh