66 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Đỉnh cao chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam

Cập nhật, 13:59, Thứ Năm, 07/05/2020 (GMT+7)

Chiều 7/5/1954, lá cờ “Quyết chiến - Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cho Quân đội nhân dân Việt Nam hiên ngang tung bay trên nóc hầm De Castries. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng sau 56 ngày đêm.

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi, kỳ tích vẻ vang trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, cũng là thắng lợi chung của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

 Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị tổ chức cuộc họp dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh để nghe Tổng Quân ủy báo cáo và duyệt lần cuối kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954, đồng thời quyết định mở Chiến dịch Điện Biên phủ với quyết tâm tiêu diệt bằng được tập đoàn cứ điểm này. Ảnh: Tư liệu TTXVN

 

 Bộ đội ta kéo những khẩu pháo nặng hàng chục tấn vượt núi, xuyên rừng vào chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Bộ đội ta kéo những khẩu pháo nặng hàng chục tấn vượt núi, xuyên rừng vào chiến trường Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

 

 21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng các loại ô tô, tàu, thuyền, lừa, ngựa…ngày đêm vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược lên mặt trận Điện Biên Phủ. Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN
21.000 xe đạp thồ, 261.500 dân công cùng các loại ô tô, tàu, thuyền, lừa, ngựa…ngày đêm vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược lên mặt trận Điện Biên Phủ. Sự đóng góp to lớn của lực lượng dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến dịch là một trong những nguyên nhân chính làm nên chiến thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

 

 Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Việc quyết định bỏ phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, chuyển sang thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định chính xác, phù hợp với tình hình thực tế để giảm thiểu tổn thất lực lượng, thực hiện “vây lấn” tập đoàn cứ điểm địch từ ngoài vào trong, lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp quan sát trận địa lần cuối cùng trước khi phát lệnh nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ. Việc quyết định bỏ phương án “đánh nhanh, thắng nhanh”, chuyển sang thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định chính xác, phù hợp với tình hình thực tế để giảm thiểu tổn thất lực lượng, thực hiện “vây lấn” tập đoàn cứ điểm địch từ ngoài vào trong, lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN

 

 17h30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN
17h30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

 

 Pháo binh của ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ chiều 13/3/1954, tấn công cứ điểm Him Lam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Pháo binh của ta nổ súng mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ chiều 13/3/1954, tấn công cứ điểm Him Lam. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát

 

 Trận pháo kích vào cứ điểm Him Lam, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Trận pháo kích vào cứ điểm Him Lam, mở đầu chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát

 

 Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều 7/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Bộ đội ta vượt qua cầu Mường Thanh, tấn công vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chiều 7/5/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

 

 Trận địa phòng không của quân đội ta ở Điện Biên Phủ đã hoạt động hiệu quả trong việc ngăn chặn việc tiếp tế bằng đường không của Pháp cho Tập đoàn cứ điểm. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát
Trận địa phòng không của quân đội ta ở Điện Biên Phủ đã hoạt động hiệu quả trong việc ngăn chặn việc tiếp tế bằng đường không của Pháp cho Tập đoàn cứ điểm. Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát

 

 Bộ đội ta ăn mừng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Bộ đội ta ăn mừng trên xác máy bay Pháp bị bắn rơi ở Mường Thanh. Ảnh: Tư liệu TTXVN

 

 Chiều 7/5/1954, lá cờ
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ảnh: Tư liệu TTXVN

 

 Tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ được áp giải về tuyến sau. Kết thúc chiến dịch Điện BIên Phủ, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 quân địch, thu toàn bộ vũ khí, trang bị quân sự, bắn rơi nhiều máy bay; xóa sổ hoàn toàn tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương của quân đội Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN
Tù binh Pháp ở Điện Biên Phủ được áp giải về tuyến sau. Kết thúc chiến dịch Điện BIên Phủ, quân và dân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 quân địch, thu toàn bộ vũ khí, trang bị quân sự, bắn rơi nhiều máy bay; xóa sổ hoàn toàn tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương của quân đội Pháp. Ảnh: Tư liệu TTXVN

 

 

  Tướng De Castries (đi đầu) cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiều 7/5/1954. Ảnh: Triệu Đại/TTXVN
Tướng De Castries (đi đầu) cùng toàn bộ Bộ tham mưu Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ ra hàng, chiều 7/5/1954. Ảnh: Triệu Đại/TTXVN