Người dân xã Bình Hòa Phước "gồng mình" chống chịu hạn mặn lịch sử

02:03, 07/03/2020

Hạn mặn năm nay ngày một gay gắt và được cho "chưa từng có trong lịch sử" ở nhiều tỉnh- thành ĐBSCL. Riêng tại Vĩnh Long, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, với độ mặn có nơi cao gấp đôi so với năm ngoái. Trong đó, các xã cù lao An Bình (Long Hồ)- nơi mà trước nay con sông Tiền hiền hòa luôn cung cấp nước ngọt quanh năm thì hiện cũng bất ngờ nhiễm mặn.

Hạn mặn năm nay ngày một gay gắt và được cho "chưa từng có trong lịch sử" ở nhiều tỉnh- thành ĐBSCL. Riêng tại Vĩnh Long, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, với độ mặn có nơi cao gấp đôi so với năm ngoái. Trong đó, các xã cù lao An Bình (Long Hồ)- nơi mà trước nay con sông Tiền hiền hòa luôn cung cấp nước ngọt quanh năm thì hiện cũng bất ngờ nhiễm mặn.

Tại xã Bình Hòa Phước- nơi phóng viên Báo Vĩnh Long ghi nhận, cho thấy xuất hiện những khó khăn. Cơn khát nước ngọt chưa từng có dự báo sẽ ảnh hưởng cho sinh hoạt, nhất là tưới tiêu cho nhiều vườn cây ăn trái đặc sản của bà con nơi đây.

 TẤN TÂN- NGUYÊN KHÁNH (thực hiện)

Hạn mặn đã gây cháy lá, rụng lá cây chôm chôm. Nguy cơ chết cây ăn trái đang cận kề nếu nước mặn tăng thêm.
Hạn mặn đã gây cháy lá, rụng lá cây chôm chôm. Nguy cơ chết cây ăn trái đang cận kề nếu nước mặn tăng thêm.

 

Sầu riêng cũng rụng trái và cháy lá. Để có nước tưới, có gia đình phải chở nước ngọt từ ngoài sông Cổ Chiên về tưới, mỗi ngày tốn khoảng 200.000đ tiền xăng
Sầu riêng cũng rụng trái và cháy lá. Để có nước tưới, có gia đình phải chở nước ngọt từ ngoài sông Cổ Chiên về tưới, mỗi ngày tốn khoảng 200.000đ tiền xăng

 

Một số hộ dân lo lắng hạn mặn kéo dài ảnh hưởng đến cây trồng nên đã chủ động trữ nước ngọt.
Một số hộ dân lo lắng hạn mặn kéo dài ảnh hưởng đến cây trồng nên đã chủ động trữ nước ngọt.

 

Người dân tìm những nơi nước chưa nhiễm mặn, mang về tưới cho vườn cây ăn trái nhà mình.
Người dân tìm những nơi nước chưa nhiễm mặn, mang về tưới cho vườn cây ăn trái nhà mình.

 

Do thiếu nước ngọt tưới, một số người dân đắp mô đất để hy vọng giữ được lượng nước ít ỏi còn trong vườn.
Do thiếu nước ngọt tưới, một số người dân đắp mô đất để hy vọng giữ được lượng nước ít ỏi còn trong vườn.

 

16 giờ ngày 6/3, đo độ mặn lên đến trên 3‰ tại tại cống Mười Biền (ấp Bình Hòa 2). Với độ mặn này, nước nơi đây không thể tưới cây hay dùng cho sinh hoạt được nữa.
16 giờ ngày 6/3, đo độ mặn lên đến trên 3‰ tại tại cống Mười Biền (ấp Bình Hòa 2). Với độ mặn này, nước nơi đây không thể tưới cây hay dùng cho sinh hoạt được nữa.

 

Được huyện Long Hồ hỗ trợ, UBND xã Bình Hòa Phước phát bồn trữ nước ngọt cho người dân khó khăn bị ảnh hưởng xâm nhập mặn ở 3 ấp Bình Hòa 1, Bình Hòa 2, Phú An 2
Được huyện Long Hồ hỗ trợ, UBND xã Bình Hòa Phước phát bồn trữ nước ngọt cho người dân khó khăn bị ảnh hưởng xâm nhập mặn ở 3 ấp Bình Hòa 1, Bình Hòa 2, Phú An 2

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh