Nếu như đợt xâm nhập mặn năm 2016 được xem là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới lặp lại thì mùa khô năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó.
Nếu như đợt xâm nhập mặn năm 2016 được xem là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới lặp lại thì mùa khô năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó.
Trước tình hình đó, nhiều địa phương đã và đang áp dụng các giải pháp đối phó với một mùa khô được dự báo rất khốc liệt. Dù người dân, chính quyền địa phương đã rút kinh nghiệm từ những đợt hạn, mặn trước đây nhưng vẫn không tránh được thiệt hại.
Theo Bộ Nông nghiệp- PTNT, đến cuối tháng 3/2020, xâm nhập mặn có thể vẫn ở mức cao nhưng thấp hơn so với đợt xâm nhập mặn giữa tháng. Đợt mặn từ ngày 7-15/3, xâm nhập mặn vào sâu 100-110km và được xem là “đạt đỉnh” ở ĐBSCL.
Tình trạng thiếu nước ngọt, nhiễm mặn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây ăn trái và nước sinh hoạt của người dân. Dự báo có 80.000ha cây ăn trái bị ảnh hưởng do hạn mặn trong mùa khô năm 2019- 2020.
Ghi nhận của chúng tôi tại một số địa phương Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… tình trạng thiếu nước ngọt đang gây rất nhiều khó khăn đến đời sống, sản xuất của người dân. Nhiều kinh rạch cạn khô nức nẻ, người dân chắt chiu từng giọt nước ngọt phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.
Thiếu nước ngọt đang là bài toán nan giải. Do vậy, giải pháp vận chuyển, trữ nước, cấp nước cho người dân kịp thời, nhanh chóng và hợp lý đang là vấn đề đặt ra hiện nay ở các tỉnh ĐBSCL hiện nay.
Theo nhiều người dân ĐBSCL, đây là năm hạn mặn “nhỏ lớn chưa từng thấy”. Phóng sự ảnh thực hiện ngày 21- 22/3 tại Tiền Giang và Bến Tre, thời điểm hạn, mặn ở các tỉnh miền Tây tiếp tục diễn ra gay gắt.
AN HƯƠNG thực hiện
Hình ảnh này rất quen thuộc ở ngay trung tâm TP Bến Tre, người dân cho biết hơn tháng qua, ngày nào cũng phải chờ đợi xin nước ngọt như thế này. |
Người dân chở nước về nhà trên đại lộ Đồng Khởi (TP Bến Tre). Nhiều điểm tư nhân cung cấp nước ngọt miễn phí đồng hành cùng chính quyền địa phương chia sẻ với bà con. |
Người dân chở nước về nhà trên đại lộ Đồng Khởi (TP Bến Tre). Nhiều điểm tư nhân cung cấp nước ngọt miễn phí đồng hành cùng chính quyền địa phương chia sẻ với bà con. |
Khắp tỉnh Bến Tre hiện bị nước mặn “bao vây” và đã sớm ban bố tình huống khẩn cấp. Những ngày qua, nhiều tổ chức, cá nhân đã cùng chia sẻ những thùng nước ngọt quý giá hỗ trợ người dân các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang trong giai đoạn khó khăn. |
Trong khi đó, tại tỉnh Tiền Giang, nhiều kênh rạch khô cạn, nức nẻ. |
Tuyến Kinh 14 qua huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cạn trơ đáy. |
Một trạm bơm trên Kinh 14 không còn nước để bơm. |
Người dân ấp Thạnh Yên, xã Thạnh Trị, huyện Gò Công Tây (Tiền Giang) đợi hứng nước tại một vòi nước cung cấp nước ngọt giữa đồng, bên cạnh đó là tuyến kinh An Thạnh Thủy khô cạn. |
Người dân Bến Tre mua từng thùng nước ngọt để tưới cây vườn cây ăn trái, giá 1m3 là 60.000đ + 100.000đ thuê xe ba gác chở tới vườn, thậm chí có thời điểm giá nước cao gấp đôi ba lần. |
Một bể trữ nước được người dân huyện Chợ Lách (Bến Tre) chủ động xây tạm để tưới cây trái và chia sẻ cho các vườn cây lân cận. |
Trong khi các con rạch, đường mương đã khô cạn hết. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin