Công viên địa chất Đắk Nông được Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (Global Geoparks Network) đề cử Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét, công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Công viên địa chất Đắk Nông được Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (Global Geoparks Network) đề cử Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét, công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Công viên Địa chất Đắk Nông có diện tích hơn 4.700km2, chiếm hơn 2/5 diện tích tự nhiên tỉnh Đắk Nông, trải dài 6/8 huyện, thị của tỉnh là Krông Nô, Cư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk G’Long, và thị xã Gia Nghĩa.
Toàn bộ Công viên hiện có khoảng 65 điểm di sản, địa mạo, bao gồm hệ thống các miệng núi lửa, hệ thống hang động núi lửa, và các thác nước…, với hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 mét. Tại nhiều hang động núi lửa, các nhà khoa học ghi nhận, khám phá nhiều nét độc đáo về địa chất, tự nhiên cũng như dấu tích hoạt động của người tiền sử.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Thác Liêng Nung, xã Đắk Nia, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông (ảnh do Ban Quản lý Công viên Địa chất Đắk Nông cung cấp). Ảnh: TTXVN |
Miệng hang động núi lửa C7, Công viên Địa chất Đắk Nông. Ảnh: TTXVN |
Hang động núi lửa C1, Công viên Địa chất Đắk Nông. Ảnh: TTXVN |
Núi lửa Băng Mo, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: TTXVN |
Núi lửa Nâm Gle, xã Thuận An, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: TTXVN |
Thác Trượt, một thắng cảnh tự nhiên trong Vườn Quốc gia Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông. Ảnh: TTXVN |
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, nằm trải dài 7 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Đắk Nông là Đắk G’long, Đắk Song, và Krông Nô. Ảnh: TTXVN |
Rừng trà cổ thụ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, nằm trải dài 7 xã thuộc 3 huyện của tỉnh Đắk Nông là Đắk G’long, Đắk Song, và Krông Nô. ẢNh: TTXVN |
Hồ Tà Đùng, xã Đắk Som, huyện Đắk G’Long, tỉnh Đắk Nông, thắng cảnh được ví là “Vịnh Hạ Long trên Cao nguyên”. Ảnh: TTXVN |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin