Khi nhắc đến cà cuống, người ta thường nghĩ đến một loại nước mắm có hương vị rất đặc trưng ở phía Bắc. Ngày nay, cà cuống đang dần biến mất trong tự nhiên, chính điều này đã thôi thúc anh Cao Nguyễn Đô Lăng (39 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) nghiên cứu thực hiện mô hình nuôi cà cuống.
Khi nhắc đến cà cuống, người ta thường nghĩ đến một loại nước mắm có hương vị rất đặc trưng ở phía Bắc. Ngày nay, cà cuống đang dần biến mất trong tự nhiên, chính điều này đã thôi thúc anh Cao Nguyễn Đô Lăng (39 tuổi, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) nghiên cứu thực hiện mô hình nuôi cà cuống.
Với hình dáng kỳ lạ từ loài côn trùng này, người nuôi có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày. Nghe có vẻ khó tin, nhưng với trang trại nuôi cà cuống của anh Lăng thì hoàn toàn có thể.
Chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, anh Lăng cho biết cách đây 3 năm, sau quá trình tìm hiểu, trong một lần xem truyền hình anh biết được được mô hình nuôi cà cuống ở Tây Ninh. Anh cảm thấy thích thú và quyết định mang loại côn trồng này về miền Tây để phát triển.
Theo anh Lăng, khi anh quyết định bỏ tiền mua 100 con cà cuống giống, ai cũng cho rằng anh làm chuyện điên rồ. Bởi trước đây, cà cuống vốn có nhiều trong tự nhiên, có cho cũng chẳng ai thèm lấy.
Mặc cho những lời dị nghị, sau hơn 3 năm nuôi và phát triển mô hình, hiện anh Lăng sở hữu gần 4.000 con cà cuống lớn, nhỏ. Đây cũng là trang trại cà cuống lớn và độc nhất ở miền Tây.
Được biết, giá trị của con cà cuống nằm ở tinh dầu của nó, tinh dầu của loài này chủ yếu ở con đực, con cái chỉ có một phần. Người dùng chủ yếu sử dụng cà cuống để làm nước mắm. Nước mắm từ con cà cuống có mùi thơm của quế, vị the the, ăn vô sau 3-4 tiếng vẫn còn mùi thơm.
Để tạo điều kiện cho cà cuống phát triển, anh Lăng đã tạo môi trường thủy sinh bằng bể xi măng sau đó thả rong rêu, lục bình vào bồn, đặt cây gỗ xung quanh bể để cá cuống có môi trường bám vào đẻ trứng.
“Con cà cuống hầu như không thấy bệnh tật gì, công chăm sóc rất nhẹ, cứ để đầy đủ thức ăn cho nó là được. Trung bình 2-3 ngày, thấy hụt mồi thì tôi cứ đổ thức ăn vô thêm. Cái khó nhất là nguồn mồi, thứ 2 là nguồn nước cũng quan trọng, nếu xài nước máy thì đừng để nghe mùi thuốc tẩy nhiều quá, sử dụng nước giếng, nước ao, sông là tốt” - anh Lăng chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Lê Quốc Việt (ngụ huyện Châu Thành, tỉnh An Giang), cho biết: “Cách đây hơn 20 năm, trên đồng ruộng của mình có rất nhiều cà cuống. Ngày xưa người ta đã biết dùng con cà cuống này để lấy tinh dầu. Sau một thời gian canh tác lúa, người dân sử dụng thuốc hoá học nhiều nên con cà cuống trong tự nhiên không còn”.
“Đợt trước tôi có xuống trang trại của anh Lăng mua nuôi thử 20 con. Đến nay thấy cà cuống phát triển tốt, nên tôi tiếp tục mua thêm, nhằm kiếm thêm thu nhập cho gia đình” - ông Nguyễn Cao Tùng (huyện Châu Phú, tỉnh An Giang).
Hiện một số hộ mua con giống từ chỗ anh Lăng được anh bao tiêu sản phẩm, nhờ đó giúp người nuôi an tâm về đầu ra. Nuôi cà cuống là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao cho các gia đình, mà còn góp phần bảo tồn loại côn trùng quý hiếm này. Hiện nay, trang trai của anh Lăng còn là điểm tham quan và chia sẻ kinh nghiệm về cách nuôi con cà cuống.
Xin gửi đến bạn đọc một số hình ảnh từ trang trại côn trùng độc lạ này:
Sau 3 năm, hiện trang trại của anh Lăng có khoảng 4.000 con cà cuống. Ảnh: M.A. |
Cà cuống là loài lưỡng cư, vì thế người nuôi có thể làm bể bạt hoặc bể xi măng để nuôi đều được. Ảnh: M.A. |
Anh Lăng cho hay, cà cuống là một côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7–8cm. Khi còn non cà cuống giống như con gián, phần miệng có một ngòi nhọn hút thức ăn. Ảnh: M.A. |
Do đây là loài chích hút nên thức ăn của chúng cũng dễ tìm chủ yếu là cá nhỏ, nhái, dế, cào cào, châu chấu…Ảnh: M.A. |
Diện tích nuôi cũng không cần nhiều, mỗi bể có chiều dài khoảng 2m, ngang 1,5m, cao 80cm; bên trên phải có nắp đậy bằng lưới để cà cuống không bò ra ngoài vào ban đêm. Mỗi bể như vậy có thể nuôi khoảng 50 con cà cuống bố mẹ. Ảnh: M.A. |
Theo anh Lăng, cà cuống là loại côn trùng rất dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc. Sau khi đổ thức ăn vào bể, mỗi ngày người nuôi chỉ cần vớt xác của các loại làm mồi ra bỏ để tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Ảnh: M.A. |
Khoảng 1 - 1,5 tháng sẽ thay nước một lần. Mặc dù có sức đề khánh cao, tuy nhiên để cà cuống phát triển tốt thì môi trường nuôi phải thật sạch, đặc biệt nguồn nước không bị ô nhiễm. Ảnh: M.A. |
Cà cuống là loại côn trùng có khả năng sinh sản tốt và phát triển nhanh. Sau khi nuôi khoảng 2,5 tháng, từ con non mới nở có thể đẻ trứng. Ảnh: M.A. |
Cà cuống đẻ được quanh năm, mỗi lần đẻ cách nhau khoảng 1 - 1,5 tháng. Khi đẻ trứng, cà cuống bò lên cành cây nhô trên mặt nước và đẻ trứng vào đó, khoảng 5 - 7 ngày sau nở ra ấu trùng. Ảnh: M.A. |
Mỗi ổ cà cuống cái đẻ tới hơn 100 trứng, tỉ lệ nở tự nhiên khoảng 98%. Ảnh: M.A. |
Sau khi nở 45 ngày, có thể xuất bán cà cuống thịt với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/con. Riêng cà cuống bố mẹ có giá khoảng 200.000đ/con. Ảnh: M.A. |
Theo Dân Việt
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin