Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn chủ nghĩa xã hội.
Theo TTXVN/Vietnam+
74 năm đã qua, tinh thần của Cách mạng Tháng Tám, chân lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn độc lập, tự do vẫn luôn ngời sáng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất, bảo vệ và thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN) |
74 năm đã qua, tinh thần của Cách mạng Tháng Tám, chân lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Không có gì quý hơn độc lập, tự do vẫn luôn ngời sáng trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất, bảo vệ và thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh của toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. (Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN) |
Ðộc lập, tự do, hạnh phúc là lý tưởng chiến đấu, là lẽ sống, là hệ giá trị vô giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra cho việc xây dựng đất nước, trước đây cũng như hiện nay. Vì lý tưởng ấy, vì hệ giá trị ấy, suốt 74 năm qua, nhân dân ta đã một lòng theo Ðảng, theo Bác làm Cách mạng Tháng Tám thành công, tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến thống nhất và bảo vệ Tổ quốc, và ngày nay đang từng bước xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. (Nguồn: TTXVN) |
Trải qua chiến tranh ác liệt, nhân dân ta càng thêm trân trọng những giá trị của độc lập và tự do - quyền thiêng liêng nhất của mọi dân tộc. Khi độc lập, tự do bị xâm phạm thì cả dân tộc đã kiên quyết đứng lên chiến đấu đến cùng để giữ vững và bảo vệ nền độc lập và tự do ấy. Trong ảnh: Chiến sỹ công an vũ trang dũng cảm chiến đấu giữ vững pháo đài Đồng Đăng (Lạng Sơn) trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, tháng 2/1979. (Ảnh: Tạ Hải/TTXVN) |
Xe tăng quân Giải phóng đánh chiếm Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, ghi dấu mốc lịch sử kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thống nhất hoàn toàn đất nước. (Ảnh: Trần Mai Hưởng/TTXVN) |
Các chiến sỹ Quân đoàn 2 - Binh đoàn Hương Giang tiến vào cắm cờ trên nóc Phủ Tổng thống ngụy quyền Sài Gòn lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, đánh dấu thời khắc lịch sử giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. (Ảnh: Vũ Tạo/TTXVN) |
Đại thắng mùa Xuân 1975, với đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, là thành quả vĩ đại của nhân dân ta, thể hiện ý chí, khát vọng độc lập, thống nhất Tổ quốc của dân tộc ta trong thời đại Hồ Chí Minh. Trong ảnh: Bộ đội ta đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. (Ảnh: Đinh Quang Thành/TTXVN) |
Thi hành hiệp định Paris, ngày 29/3/1973, những người lính Mỹ cuối cùng lên máy bay tại sân bay Đà Nẵng để rút khỏi Việt Nam dưới sự giám sát của Tổ Quốc tế và Tổ Liên hợp Quân sự 4 bên. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Trong 12 ngày đêm (từ 18-30/12/1972), quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 máy bay B52. (Ảnh: TTXVN) |
Trong 12 ngày đêm (từ 18-30/12/1972), quân và dân Việt Nam đã bắn rơi 81 máy bay Mỹ, trong đó có 34 máy bay B52. (Ảnh: TTXVN) |
Mặc cho bom đạn và chất độc hóa học Mỹ, các đoàn xe của bộ đội vẫn ngày đêm vượt Trường Sơn, chi việc cho tiền tuyến lớn miền Nam đánh giặc. (Ảnh: Văn Sắc/TTXVN) |
Lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, lập nên những chiến công vang dội trong cuộc chiến đấu chống lại không quân và hải quân của Mỹ đánh phá ra miền Bắc. (Ảnh: Nguyễn Thụ/TTXVN) |
Bộ đội từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp quản thị xã Hà Đông, ngày 6/10/1954. (Ảnh: TTXVN) |
Chiều 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến-Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Chủ tịch Hồ Chí Minh và các thành viên Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra mắt sau phiên họp đầu tiên, sáng 3/9/1945. (Ảnh: TTXVN) |
Trong ảnh: Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Ngày 14/8/1945, đội du kích Ba Tơ tiến về thị xã Quảng Ngãi, cùng nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Những ngày Tháng Tám sôi sục ở Thủ đô Hà Nội. Cách mạng Tháng Tám mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Ngày 19/8/1945, sau cuộc mít tinh tại Quảng trường Nhà hát lớn, quần chúng nhân dân Thủ đô đã đánh chiếm Bắc Bộ phủ, cơ quan đầu não của chính quyền tay sai Pháp ở Bắc Bộ. Cách mạng Tháng Tám là một bài học lịch sử, mở ra một thời đại mới ở Việt Nam, thời đại nhân dân Việt Nam làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của chính mình. (Ảnh: TTXVN) |
Lán Nà Nưa (Tuyên Quang) - nơi Bác Hồ làm việc trong những ngày ở chiến khu Việt Bắc. Những văn kiện, chỉ thị, các chủ trương kế hoạch đều được Bác khởi thảo từ căn lán này. Tại đây, Bác Hồ đã triệu tập hội nghị cán bộ ngày 4/6/1945, quyết định thống nhất chiến khu thành Khu giải phóng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng. (Ảnh: TTXVN) |
Ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo ở châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy, trực tiếp tham gia chiến đấu bên cạnh các cơ sở, lực lượng dân quân ở các địa phương, đóng vai trò nòng cốt, quyết định sự thành công của Cách mạng Tháng Tám. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Ngày 23/11/1940, cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ bùng nổ ở nhiều tỉnh Nam Bộ. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật đầu hàng quân Đồng minh (ảnh) là điều kiện thế giới vô cùng thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tours, ngày 26/12/1920 với tư cách là đại biểu Đông Dương, chàng thanh niên yêu nước Nguyễn Ái Quốc (tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian hoạt động cách mạng ở Pháp) ủng hộ Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. (Ảnh: Tư liệu TTXVN) |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin