Vũng Liêm tận dụng hiệu quả nguồn rơm sau thu hoạch

05:07, 10/07/2019

Mỗi năm 3 mùa lúa, theo cách tính về lý thuyết của nhà chuyên môn, bao nhiêu lúa thì có thể thu chừng đó rơm. "Rơm bây giờ không bỏ đi!"- ông Dương Ái Đạo- Phó Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Vũng Liêm chia sẻ với chúng tôi quanh chuyện cọng rơm sau mỗi vụ mùa. 

Mỗi năm 3 mùa lúa, theo cách tính về lý thuyết của nhà chuyên môn, bao nhiêu lúa thì có thể thu chừng đó rơm. “Rơm bây giờ không bỏ đi!”- ông Dương Ái Đạo- Phó Phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Vũng Liêm chia sẻ với chúng tôi quanh chuyện cọng rơm sau mỗi vụ mùa.

Theo cán bộ nông nghiệp, mùa Đông Xuân với diện tích và sản lượng lúa đạt cao, nên rơm thu được nhiều và cũng “tốt, đẹp” hơn so mùa Hè Thu và Thu Đông.

Như ở Vũng Liêm, cán bộ nông nghiệp nhẩm tính, mỗi vụ mùa trong năm sẽ có diện tích sản xuất khoảng 12.000ha (vụ Đông Xuân 2018- 2019 xuống giống 12.348ha và đã thu hoạch dứt điểm; vụ Hè Thu xuống giống 11.908ha; hiện vụ Thu Đông đã xuống giống gần 2.600ha).

Năng suất bình quân hơn 6 tấn/ha. Tính ra trong 3 mùa lúa, nông dân thu hoạch trên dưới 200.000 tấn lúa. Đó cũng xấp xỉ là sản lượng rơm sau một năm người dân trên địa bàn huyện canh tác loại cây trồng chủ lực này.

Theo thống kê ngành nông nghiệp, Vũng Liêm có đàn bò nhiều nhất tỉnh, hiện có 29.814 con. Phấn đấu đến cuối năm 2019 sẽ đạt 31.100 con. Diện tích rơm ủ nấm có 1.515ha (tăng 417ha) với 420 hộ tham gia trồng. Giá nấm tươi 6 tháng qua ở mức khá cao từ 40.000- 60.000 đ/kg.

Rơm thường được nông dân trao đổi, mua bán, tích trữ dùng cho chăn nuôi bò, ước chừng 70- 80% tổng lượng rơm. Sản lượng và chất lượng rơm, cũng như lúa sẽ phụ thuộc nhiều vào lịch mùa vụ, diện tích, thời tiết... Ngoài làm thức ăn cho bò và ủ nấm, rơm còn được đưa đi các tỉnh- thành bán cho người trồng trọt, chăn nuôi.

Không riêng Vũng Liêm mà ở các địa phương trong tỉnh, đời rơm- kiếp rạ những năm qua cứ mùa tiếp nối mùa như vậy...

TƯỜNG VÂN (thực hiện)

Thu gom rơm vụ lúa Hè Thu ở các cánh đồng thuộc xã Hòa Thạnh (Tam Bình), xã Tân An Luông (Vũng Liêm).
Thu gom rơm vụ lúa Hè Thu ở các cánh đồng thuộc xã Hòa Thạnh (Tam Bình), xã Tân An Luông (Vũng Liêm).

 

 

Cùng với cỏ voi (phía sau ảnh), đây là nguồn thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi bò.
Cùng với cỏ voi (phía sau ảnh), đây là nguồn thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi bò.

 

Đàn bò Vũng Liêm theo thống kê chiếm nhiều nhất ở tỉnh. Trong ảnh là nhà kho trữ rơm của một hộ nuôi bò ở xã Trung Ngãi.
Đàn bò Vũng Liêm theo thống kê chiếm nhiều nhất ở tỉnh. Trong ảnh là nhà kho trữ rơm của một hộ nuôi bò ở xã Trung Ngãi.

 

 
 
Và ủ nấm rơm. Vũng Liêm cũng là địa bàn có diện tích ủ nấm rơm cao so với các huyện khác. Trong ảnh: Một hộ trồng nấm rơm ở xã Trung Hiếu.
Và ủ nấm rơm. Vũng Liêm cũng là địa bàn có diện tích ủ nấm rơm cao so với các huyện khác. Trong ảnh: Một hộ trồng nấm rơm ở xã Trung Hiếu.
Phụ phẩm nông nghiệp này bây giờ không ai bỏ đi. Rơm sẽ được các đầu mối thu gom thành cuộn, buôn bán. Đó là phụ phẩm nông nghiệp có giá trị cung cấp cho các địa phương trong và ngoài tỉnh phục vụ chăn nuôi, trồng trọt. Ảnh chụp tại cánh đồng ở xã Tân Long (Mang Thít).
Phụ phẩm nông nghiệp này bây giờ không ai bỏ đi. Rơm sẽ được các đầu mối thu gom thành cuộn, buôn bán. Đó là phụ phẩm nông nghiệp có giá trị cung cấp cho các địa phương trong và ngoài tỉnh phục vụ chăn nuôi, trồng trọt. Ảnh chụp tại cánh đồng ở xã Tân Long (Mang Thít).

 

 

Cũng có vụ mùa, do lịch thời vụ, thời tiết, bà con đốt rơm để phục vụ canh tác mùa sau. Ảnh đốt đồng ở xã Tân An Luông sau vụ Hè Thu. Tuy nhiên việc này không được khuyến cáo. Dẫu có nguồn phân hay dinh dưỡng, nhưng việc đốt rơm sẽ làm chết thiên địch, ảnh hưởng môi trường.
Cũng có vụ mùa, do lịch thời vụ, thời tiết, bà con đốt rơm để phục vụ canh tác mùa sau. Ảnh đốt đồng ở xã Tân An Luông sau vụ Hè Thu. Tuy nhiên việc này không được khuyến cáo. Dẫu có nguồn phân hay dinh dưỡng, nhưng việc đốt rơm sẽ làm chết thiên địch, ảnh hưởng môi trường.

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh