Toàn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, nhưng gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ được hồn tinh túy và giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm.
Toàn bộ quy trình làm gốm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng. Chính nhờ vậy, dù trải qua bao thăng trầm trong tiến trình phát triển, nhưng gốm truyền thống của người Chăm vẫn tồn tại với thời gian, giữ được hồn tinh túy và giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm.
Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm đang trên đường mai một. Việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống nghề làm gốm của người Chăm là hết sức cần thiết và cấp bách.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đồng ý để Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thay mặt Chính phủ ký Hồ sơ "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm" trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
Theo TTXVN/Báo Tin tức
Sản phẩm gốm Bàu Trúc được tạo hình từ những đôi bàn tay khéo léo và bằng loại đất sét mịn đặc biệt của người Chăm. Gốm Chăm là di sản quý giá và đã có một thời kỳ phát triển rực rỡ ở vùng Đông Nam Á, tuy nhiên đến nay gốm Chăm chỉ còn tồn tại ở làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) và làng gốm Bình Đức (tỉnh Bình Thuận). Bên cạnh hai làng gốm này còn làng gốm Karango - Chu ru (Lâm Đồng) có ảnh hưởng và đồng dạng với gốm Chăm. Trong quá trình hội nhập nghệ thuật làm gốm truyền thống ở ba ngôi làng này có hiện tượng bị mai một. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN |
Những sản phẩm gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) được các nghệ nhân nhào nặn ra bằng những đôi tay khéo léo mà không cần phải dùng bàn xoay để tạo hình, người nghệ nhân sẽ đi vòng quanh rất nhiều lần để tạo ra một sản phẩm gốm. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN |
Những sản phẩm gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) được các nghệ nhân nhào nặn ra bằng những đôi tay khéo léo mà không cần phải dùng bàn xoay để tạo hình, người nghệ nhân sẽ đi vòng quanh rất nhiều lần để tạo ra một sản phẩm gốm. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN |
Gốm Chăm và gốm Churu là tương đối giống nhau, ngoài những đặc điểm riêng mang tính địa phương còn có đặc trưng của gốm cổ Sa Huỳnh và gốm cổ khác ở Đông Nam Á. Đó là gốm làm bằng tay không có bàn xoay, có sử dụng bàn đạp bằng tay, hòn kê, kỹ thuật chải, miết láng và nung ngoài trời. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN |
Gốm Chăm và gốm Churu là tương đối giống nhau, ngoài những đặc điểm riêng mang tính địa phương còn có đặc trưng của gốm cổ Sa Huỳnh và gốm cổ khác ở Đông Nam Á. Đó là gốm làm bằng tay không có bàn xoay, có sử dụng bàn đạp bằng tay, hòn kê, kỹ thuật chải, miết láng và nung ngoài trời. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN |
Làng gốm Chăm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Thanh Hà/TTXVN |
Nghệ nhân gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận). Ảnh: Thanh Hà/TTXVN |
Nhiều làng gốm cổ trên thế giới đã mất thế nhưng gốm Chăm Việt Nam vẫn còn tồn tại, giữ được hồn tinh túy và giữ được vẻ đẹp hoang sơ của gốm cổ cách đây hàng trăm năm. Đó là giá trị độc đáo và trường tồn của gốm Chăm, xứng đáng được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể của nhân loại. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin