Bài học mùa xuân của bé mầm non

05:01, 30/01/2019

Tết đến, các trường mầm non ở TP Vĩnh Long như tất bật và xuân sắc hơn bởi những kế hoạch, chương trình hào hứng cho "Mùa xuân của bé".

Tết đến, các trường mầm non ở TP Vĩnh Long như tất bật và xuân sắc hơn bởi những kế hoạch, chương trình hào hứng cho “Mùa xuân của bé”.

Đó là những ngày hội mừng xuân- lễ hội dân gian tái hiện lại không khí tết truyền thống, không khí tết quê.

Qua đó, không chỉ tạo sự vui tươi, phấn khởi mà còn giúp trẻ học hỏi, dạn dĩnh hơn và hiểu biết nhiều hơn. Chúng tôi đã đến Trường Mầm non 3 và Trường Mầm non 8 (TP Vĩnh Long) để ghi lại không khí náo nhiệt này.

CAO HUYỀN- PHƯƠNG THÚY (thực hiện)

Các cô giáo Trường Mầm non 3 đã dành hơn 1 tuần để thiết kế trang phục bảo vệ môi trường cho các bé. Cô Lương Thị Hồng Nhung cho biết: “Chúng tôi muốn dạy các bé yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường”.
Cô Trần Thị Lạc- Hiệu trưởng Trường Mầm non 3- nói về mục đích của chương trình là: giáo dục các cháu tình yêu quê hương, đất nước, yêu Tết cổ truyền và qua đó giúp trẻ tự tin cũng như tạo sân chơi cho trẻ nhân dịp xuân về. Các bé đang háo hức trông chờ những tiết mục văn nghệ mừng xuân đầu tiên.

 

Các cô giáo Trường Mầm non 3 đã dành hơn 1 tuần để thiết kế trang phục bảo vệ môi trường cho các bé. Cô Lương Thị Hồng Nhung cho biết: “Chúng tôi muốn dạy các bé yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường”.
Các cô giáo Trường Mầm non 3 đã dành hơn 1 tuần để thiết kế trang phục bảo vệ môi trường cho các bé. Cô Lương Thị Hồng Nhung cho biết: “Chúng tôi muốn dạy các bé yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường”.

 

Bé Nguyễn Như Ý (5 tuổi): “Con rất vui được chơi trò chơi dân gian với các bạn. Tụi con thích tới tết vì con được sắm quần áo mới, được nhận lì xì”. Các bé đang hăng hái chơi trò kéo co- trò chơi đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Bé Nguyễn Như Ý (5 tuổi): “Con rất vui được chơi trò chơi dân gian với các bạn. Tụi con thích tới tết vì con được sắm quần áo mới, được nhận lì xì”. Các bé đang hăng hái chơi trò kéo co- trò chơi đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

 

Cô Võ Thị Kim Yến- Hiệu trưởng Trường Mầm non 8: Đây là hoạt động cụ thể giúp trẻ hiểu hơn về truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, các trò chơi dân gian, các hoạt động được tổ chức vào ngày Tết Nguyên đán, góp phần tuyên truyền, giáo dục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục của nhà trường. Các cô trò cùng vui múa sạp.
Cô Võ Thị Kim Yến- Hiệu trưởng Trường Mầm non 8: Đây là hoạt động cụ thể giúp trẻ hiểu hơn về truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam, các trò chơi dân gian, các hoạt động được tổ chức vào ngày Tết Nguyên đán, góp phần tuyên truyền, giáo dục, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục của nhà trường. Các cô trò cùng vui múa sạp.

 

Trong ảnh: Đội lân nhí của lớp Lá 1, các bé đã đợi lễ hội từ rất lâu để được trình diễn.
Trong ảnh: Đội lân nhí của lớp Lá 1, các bé đã đợi lễ hội từ rất lâu để được trình diễn.

 

Cô Võ Thị Hồng đã dạy ở Trường Mầm non 8 hơn 10 năm. “Đây là năm đầu tiên trường tổ chức lễ hội dân gian như thế này. Các cô giáo mất cả tuần chuẩn bị, đi về quê tìm lá dừa nước rồi tỉ mỉ đan, dựng nhà chòi. Các em nhỏ ở thành phố nhìn thấy sẽ rất thích và hiểu hơn văn hóa dân gian của dân tộc mình”.
Cô Võ Thị Hồng đã dạy ở Trường Mầm non 8 hơn 10 năm. “Đây là năm đầu tiên trường tổ chức lễ hội dân gian như thế này. Các cô giáo mất cả tuần chuẩn bị, đi về quê tìm lá dừa nước rồi tỉ mỉ đan, dựng nhà chòi. Các em nhỏ ở thành phố nhìn thấy sẽ rất thích và hiểu hơn văn hóa dân gian của dân tộc mình”.

 

Bé Trần Lê Hoàng Nam thì thích thú với cọ vẽ và những bức thư pháp, “con ước lớn lên làm họa sĩ vẽ những bức tranh đẹp”.
Bé Trần Lê Hoàng Nam thì thích thú với cọ vẽ và những bức thư pháp, “con ước lớn lên làm họa sĩ vẽ những bức tranh đẹp”.

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh