Mong chờ những chuyến phù sa

05:10, 10/10/2018

Nhiều cán bộ, nông dân ở vùng "rốn lũ" huyện Bình Tân nói năm nay con nước đổ về nhiều và cao nhất trong áng chừng 50 năm qua- nhất là con nước từ rằm tháng 8 vừa rồi đến con nước "hăm", hay lối mùng (đầu tháng 9 âl)như những ngày này. Sáng 8/10/2018 (tức 29/8 âl), chúng tôi về Bình Tân "giao du" cùng con nước trắng đồng.

Nhiều cán bộ, nông dân ở vùng “rốn lũ” huyện Bình Tân nói năm nay con nước đổ về nhiều và cao nhất trong áng chừng 50 năm qua- nhất là con nước từ rằm tháng 8 vừa rồi đến con nước “hăm”, hay lối mùng (đầu tháng 9 âl)như những ngày này.

Sáng 8/10/2018 (tức 29/8 âl), chúng tôi về Bình Tân “giao du” cùng con nước trắng đồng.

Không hẳn là trắng các cánh đồng ở Bình Tân. Vì vẫn còn những vùng sản xuất khoai lang mới nửa vụ trồng, rau màu đang xanh hay lúa vào vụ gặt và đan xen với đó là những cánh đồng nước.

Theo chỉ đạo của huyện, địa bàn sản xuất nào (lúa, khoai, màu...) đến kỳ thu hoạch, cuốn chiếu xong là “thả” nước vào đồng, ngâm đất. Trước là các xã nước về cao và ngập sâu nhất dọc Đường tỉnh 908 như Tân An Thạnh, Thành Trung, Tân Thành, Tân Hưng; xong đến các địa bàn xa nội đồng và sau cùng là các xã dọc QL54 và cặp sông Hậu như Thành Lợi, Tân Quới, Tân Bình, Tân Lược,...

Việc ngâm đất, rửa đồng hàng năm theo khuyến cáo ngành chức năng, qua đó giúp rửa chua, diệt các mầm bệnh, cung cấp phù sa cải thiện độ màu mỡ của đất cho vụ sản xuất sau... để quá trình canh tác thêm hiệu quả.

Có thể mùa nước nổi về nhiều và đột ngột đã gây sạt lở cục bộ hoặc tràn bờ một số đoạn đê, tuy nhiên nước về cũng đã đem lại nguồn lợi thủy sản cho người dân và là điều kiện để người làm các sản phẩm mùa nước nổi (lưới, dớn, lọp...) sống “khỏe” hơn!

Và như vậy, mùa nước nổi về có thể coi là một “đặc sản” không thể thiếu của vùng đất dọc con sông Hậu này- nơi mỗi năm có lẽ bà con đều mong chờ những chuyến chở phù sa từ miệt thượng về phía hạ nguồn.

Một số hình ảnh Bình Tân chủ động đón lũ về.

NGỌC TRẢNG- MINH THÁI (Thực hiện)

Một số vùng thu hoạch xong, Bình Tân chủ động xả lũ đón phù sa.
Một số vùng thu hoạch xong, Bình Tân chủ động xả lũ đón phù sa.

 

Bà con vùng xã Thành Trung hối hả thu hoạch lúa, trước khi đón đỉnh con nước đầu tháng 9 âm lịch.
Bà con vùng xã Thành Trung hối hả thu hoạch lúa, trước khi đón đỉnh con nước đầu tháng 9 âm lịch.

 

Trong khi đó, chú Năm Hạnh... đủng đỉnh đi bẫy chuột trong ruộng lúa của mình, vùng có đê bao an toàn. Có đêm, chú Năm bẫy được trên 100 con chuột.
Trong khi đó, chú Năm Hạnh... đủng đỉnh đi bẫy chuột trong ruộng lúa của mình, vùng có đê bao an toàn. Có đêm, chú Năm bẫy được trên 100 con chuột.

 

Cha con chú Sáu Trung (xã Thành Trung) móc đất trên đồng ngập nước mang về be ao vườn nhà đang lé đé nước.
Cha con chú Sáu Trung (xã Thành Trung) móc đất trên đồng ngập nước mang về be ao vườn nhà đang lé đé nước.

 

Con nước về, cơ hội cho một số bà con mưu sinh nghề đánh bắt cá trên đồng.
Con nước về, cơ hội cho một số bà con mưu sinh nghề đánh bắt cá trên đồng.

 

Con nước về hàng năm là cơ hội làm ăn của chị Bảy Ngà (quê Đồng Tháp) khi qua xã Tân Thành thuê điểm làm ăn. Gần 20 năm làm nghề đan lưới, làm dớn, hiện mỗi ngày chị bán trên 10 cái dớn, giá từ 200.000- 250.000 đ/cái. Làm quanh năm, để ra hàng trong 3 tháng mùa nước nổi. Hàng có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.
Con nước về hàng năm là cơ hội làm ăn của chị Bảy Ngà (quê Đồng Tháp) khi qua xã Tân Thành thuê điểm làm ăn. Gần 20 năm làm nghề đan lưới, làm dớn, hiện mỗi ngày chị bán trên 10 cái dớn, giá từ 200.000- 250.000 đ/cái. Làm quanh năm, để ra hàng trong 3 tháng mùa nước nổi. Hàng có bao nhiêu bán hết bấy nhiêu.

 

Hệ thống đê bao bảo đảm ruộng màu an toàn.
Hệ thống đê bao bảo đảm ruộng màu an toàn.

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh