Nghệ nhân đóng ghe ngo số 1 đồng bằng

12:09, 24/09/2018

Dòng sông Maspéro ở TP Sóc Trăng, hàng năm cứ vào dịp rằm tháng 10 âl là đông đảo người dân trong nước và du khách nước ngoài lại có dịp hội tụ về đây theo dõi lễ hội Ok Om Bok- đua ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer và chiêm ngưỡng những chiếc ghe ngo hoa văn rực rỡ, sắc màu sống động, lao vun vút trên mặt nước.

Dòng sông Maspéro ở TP Sóc Trăng, hàng năm cứ vào dịp rằm tháng 10 âl là đông đảo người dân trong nước và du khách nước ngoài lại có dịp hội tụ về đây theo dõi lễ hội Ok Om Bok- đua ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer và chiêm ngưỡng những chiếc ghe ngo hoa văn rực rỡ, sắc màu sống động, lao vun vút trên mặt nước.

Để có được những chiếc ghe ngo tuyệt đẹp như thế, phải kể đến bàn tay khéo léo và sự góp công không nhỏ của nghệ nhân Khmer Danh Vũ.

Danh Vũ là truyền nhân đời thứ tư của dòng họ đóng ghe ngo nổi tiếng ở đồng bằng Nam Bộ. Có dịp về Sóc Trăng, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân Danh Vũ, anh đang chỉ huy đóng mới một ghe ngo tại chùa Pong Tứk Chắs (huyện Thạnh Trị).

Sự đam mê, lòng nhiệt huyết của nghệ nhân trẻ, tiếp nối những nghệ thuật “bí truyền” của dòng họ, kết hợp với sự cải tiến, ứng dụng sáng tạo kỹ thuật mới giúp cho những chiếc ghe ngo do Danh Vũ đóng luôn đạt những giải cao trong các cuộc đua và đã tạo nên “linh hồn” của Naga (con rồng) tung bay trên “đường đua xanh” mùa lễ hội.

Việc phát triển nghệ thuật đóng ghe ngo lên tầm cao mới giúp cho thời gian hoàn thành chiếc ghe ngày càng ngắn lại, tốc độ của chiếc ghe lướt đi ngày càng nhanh hơn.

Nếu những năm 90 của thập kỷ trước để hoàn thành chiếc ghe ngo phải mất hơn 1 tháng (4 phút 30 giây cho đường đua 1.200m) thì đến năm 2003, anh cải tiến giảm xuống chỉ còn 3 phút 30 giây và đến nay chỉ mất hơn 2 phút (kỷ lục của chiếc ghe Thnol Thmây, Pong Tứk Chắs, Ông Kho của huyện Thạnh Trị đạt được trong mùa lễ hội Ok Om Bok- Đua ghe ngo 2017).

Khi hỏi về sản phẩm ra “lò” từ năm 2002 đến nay, anh Danh Vũ không nhớ rõ và cười tươi: “Tôi đóng được khoảng gần 100 chiếc ghe ngo mới ở các tỉnh- thành như: Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cần Thơ.

 Hầu như những chiếc ghe do tôi đóng đều nằm trong 8 hạt giống mạnh tại các kỳ giải đua của tỉnh và khu vực. Sắp tới đây, tôi sẽ nhận hợp đồng đóng 4 chiếc cho tỉnh Vĩnh Long”.

NGỌC TRẢNG- KHÁNH DUY (thực hiện)

 
Hàng năm, đến mùa lễ hội đua ghe ngo là hàng trăm ngàn người dân hội tụ về dòng sông Maspéro.
Hàng năm, đến mùa lễ hội đua ghe ngo là hàng trăm ngàn người dân hội tụ về dòng sông Maspéro.

 

Còn khá trẻ nhưng Danh Vũ đã khẳng định được là nghệ nhân đóng ghe ngo số 1 đồng bằng.
Còn khá trẻ nhưng Danh Vũ đã khẳng định được là nghệ nhân đóng ghe ngo số 1 đồng bằng.

 

Những chiếc ghe ngo cải tiến “rộng bụng, dài thân”, đặc biệt chiều dài gần 31m, so với 25m hoặc 27m của một ghe ngo thường thấy.
Những chiếc ghe ngo cải tiến “rộng bụng, dài thân”, đặc biệt chiều dài gần 31m, so với 25m hoặc 27m của một ghe ngo thường thấy.

 

Kỹ thuật đóng ghe đòi hỏi sự tính toán chi li và những “bí kíp” của mỗi nghệ nhân.
Kỹ thuật đóng ghe đòi hỏi sự tính toán chi li và những “bí kíp” của mỗi nghệ nhân.

 

Kỹ thuật đóng ghe đòi hỏi sự tính toán chi li và những “bí kíp” của mỗi nghệ nhân.
Kỹ thuật đóng ghe đòi hỏi sự tính toán chi li và những “bí kíp” của mỗi nghệ nhân.

 

Ở mũi ghe được trang trí mang nét đặc trưng riêng của mỗi chùa; đặc biệt “mắt ghe” là chi tiết quan trọng gắn liền với yếu tố tâm linh.
Ở mũi ghe được trang trí mang nét đặc trưng riêng của mỗi chùa; đặc biệt “mắt ghe” là chi tiết quan trọng gắn liền với yếu tố tâm linh.

 

Sau mỗi chiến thắng của đội đua ghe ngo là có phần đóng góp của các nghệ nhân đóng ghe ngo nổi tiếng như Danh Vũ.
Sau mỗi chiến thắng của đội đua ghe ngo là có phần đóng góp của các nghệ nhân đóng ghe ngo nổi tiếng như Danh Vũ.

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh