Nhà sàn nửa trên bờ, nửa dưới sông rất phổ biến các tỉnh thành vùng ĐBSCL, nhưng nhà sàn Cà Mau có nét đặc trưng rất riêng, được gọi là nhà "cao cẳng".
Nhà sàn nửa trên bờ, nửa dưới sông rất phổ biến các tỉnh thành vùng ĐBSCL, nhưng nhà sàn Cà Mau có nét đặc trưng rất riêng, được gọi là nhà "cao cẳng".
Theo VOV
Nhà sàn cặp bờ sông rất phổ biến ở các địa phương vùng sông nước Miền Tây như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu,... |
Nhà sàn ở vùng đất tận cùng Tổ Quốc - Cà Mau mang một nét rất riêng. |
Nhà sàn ở Cà Mau gọi là nhà "cao cẳng" xứ Mũi. |
Những ngôi nhà "cao cẳng" rất phổ biến ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi của tỉnh Cà Mau. |
Hình ảnh ngôi nhà cao lêu nghêu gắn liền với tán rừng đước, rừng mắn rất lạ mắt với những người khách phương xa. |
Nhà được xây dựng để tránh những con nước lớn vào khoảng tháng 8 - 11 (âm lịch) hằng năm. |
Nhà "cao cẳng" cũng giúp tiết kiệm chi phí cho phần móng và ngôi nhà cũng bền hơn do không tiếp xúc gần nước mặn, phèn. |
Khoảng 10 năm trước, những ngôi nhà "cao cẳng" ở vùng Đất Mũi còn khá đơn sơ. |
Cùng với sự phát triển kinh tế, các ngôi nhà "cao cẳng" nơi đây ngày càng hoành tráng. |
Không chỉ nhà ở mà những hàng quán để buôn bán người dân cũng thiết kế như vậy. |
Trụ sở cơ quan hành chính cũng không ngoại lệ. |
Nếu ngày trước phần "cẳng cao" là những cây đước, cây tràm tạm bợ. |
Thì hiện nay đa phần đã được bê tông hóa. |
Để làm được ngôi nhà "cao cẳng" những thợ nghề phải đặc biệt chú ý đến phần móng. |
Nhà "cao cẳng" rất phù hợp với vùng đất có nền đất yếu và chịu tác động nước biển dâng như Cà Mau. |
Nhà "cao cẳng" là một nét đặc trưng rất riêng để người nơi khác nhớ đến Cà Mau. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin