Thượng nguồn đón lũ- hồ hởi và âu lo

04:08, 11/08/2017

Các tỉnh thượng nguồn ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang... đã bắt đầu có lũ. Năm nay, dự báo xuất hiện lũ sớm và lớn so với năm 2011 nhưng không bằng lũ lịch sử năm 2000. 

Các tỉnh thượng nguồn ĐBSCL như Đồng Tháp, An Giang... đã bắt đầu có lũ. Năm nay, dự báo xuất hiện lũ sớm và lớn so với năm 2011 nhưng không bằng lũ lịch sử năm 2000.

Nhưng lãnh đạo nhiều địa phương cho biết chưa dám đưa ra dự báo năm nay có được mùa “lũ đẹp” hay “lũ không đẹp”, nên trong tâm thế đón một mùa lũ- hay còn gọi là mùa nước nổi, có hồ hởi mà cũng có nhiều lo toan.

Trong khi nhiều địa phương như 5 xã cù lao Tây (huyện Thanh Bình- Đồng Tháp) người dân đang vui mừng thu hoạch nếp “được nắng” vàng tươi và yên tâm “không sợ lũ” vì nằm trong ô đê bao khép kín an toàn, thì tại xã Phú Hữu (huyện An Phú- An Giang), nước dâng cao và nhanh đã làm ngập úng khoảng 35ha bắp đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch.

Vị trí địa lý đặc thù của vùng đất cồn không có hệ thống đê bao càng khiến hoa màu của nông dân bị ngập nhanh khi lũ lên cao.

Người nông dân đang lo mất trắng mùa vụ vì ngập úng mà không có cách nào để khắc phục và đang phải ráo riết thu hoạch được chút nào hay chút đó. Do thu hoạch sớm, cộng với thất thoát do bắp bị ngập nước và chuột cắn phá, năng suất bắp thu hoạch “chạy lũ” giảm chỉ còn khoảng 1 tấn/ha, trong khi những năm trước là 2- 3 tấn/ha.

Nhiều diện tích trồng các loại nông sản khác như khoai cao, đậu phộng, sắn cũng bị ngập, ước thiệt hại của người nông dân khu vực này lên đến hàng trăm triệu đồng.

Trong khi đó, nhiều cánh đồng của huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã cơ bản thu hoạch lúa xong và sẵn sàng mở đồng đón lũ. Còn huyện Tháp Mười đã và đang chủ trương chống lũ khẩn cấp cứu lúa, cứu sen.

Theo đó, huyện xuất ngân sách thuê phương tiện múc đất tôn cao bờ bao, vận động người dân hiến đất, đóng góp kinh phí, đóng cừ tràm gia cố đoạn đê dài khoảng 3km, bảo vệ khoảng 300ha lúa và 25ha sen.

Từ huyện Tam Nông, Hồng Ngự (Đồng Tháp), chúng tôi xuôi về Châu Phú- An Phú (An Giang), rồi từ Thanh Bình ngược lên Tân Hồng (Đồng Tháp)... về Tân Châu (An Giang)- điểm đầu nguồn sông Tiền, để cảm nhận lũ đang đổ về. Nhiều nông dân đầu nguồn đều có chung nhận định, năm nay lũ về sớm gần cả tháng so với mọi năm.

Sau đây là những hình ảnh thời sự ghi nhận bức tranh nhiều cung bậc cảm xúc của đời sống sản xuất vùng thượng nguồn đầu mùa lũ.

NHÓM PV KINH TẾ (thực hiện)

Nhiều bà con chủ quan nghĩ theo kinh nghiệm nước lũ lên trễ nên xuống giống trễ, thành ra bây giờ phải thu hoạch khẩn trương để chạy lũ. Trong ảnh: Nông dân xã Phú Hữu thu hoạch bắp “chạy lũ”
Nhiều bà con chủ quan nghĩ theo kinh nghiệm nước lũ lên trễ nên xuống giống trễ, thành ra bây giờ phải thu hoạch khẩn trương để chạy lũ. Trong ảnh: Nông dân xã Phú Hữu thu hoạch bắp “chạy lũ”

 

Nhiều diện tích bắp bị mất trắng do lũ lên nhanh, thiệt hại đang được ngành chức năng tổng hợp báo cáo, xin ý kiến để hỗ trợ bà con.
Nhiều diện tích bắp bị mất trắng do lũ lên nhanh, thiệt hại đang được ngành chức năng tổng hợp báo cáo, xin ý kiến để hỗ trợ bà con.

 

Nông dân 5 xã cù lao Tây (Thanh Bình- Đồng Tháp) hồ hởi thu hoạch vụ nếp trong ô đê bao
Nông dân 5 xã cù lao Tây (Thanh Bình- Đồng Tháp) hồ hởi thu hoạch vụ nếp trong ô đê bao

 

Nước đỏ đục phù sa trên sông Tiền, sông Hậu đang đổ về.
Nước đỏ đục phù sa trên sông Tiền, sông Hậu đang đổ về.

 

Nước đỏ đục phù sa trên sông Tiền, sông Hậu đang đổ về.
Nước đỏ đục phù sa trên sông Tiền, sông Hậu đang đổ về.

 

Năm nay huyện Hồng Ngự có kế hoạch xả lũ, nhiều cánh đồng 5 năm sản xuất liên tục mới được xả lũ
Năm nay huyện Hồng Ngự có kế hoạch xả lũ, nhiều cánh đồng 5 năm sản xuất liên tục mới được xả lũ

 

 

 Cánh đồng xã Thường Lạc người dân đã đón lũ về bằng lưới, dớn, câu trên đồng
Cánh đồng xã Thường Lạc người dân đã đón lũ về bằng lưới, dớn, câu trên đồng

 

 Cánh đồng xã Thường Lạc người dân đã đón lũ về bằng lưới, dớn, câu trên đồng
Cánh đồng xã Thường Lạc người dân đã đón lũ về bằng lưới, dớn, câu trên đồng

 

 Cánh đồng xã Thường Lạc người dân đã đón lũ về bằng lưới, dớn, câu trên đồng
Cánh đồng xã Thường Lạc người dân đã đón lũ về bằng lưới, dớn, câu trên đồng

 

Sản vật mùa lũ đã tràn ngập ở chợ Tân Châu. Mùa lũ thường đem lại sản lượng thủy sản rất lớn cho đầu nguồn ĐBSCL
Sản vật mùa lũ đã tràn ngập ở chợ Tân Châu. Mùa lũ thường đem lại sản lượng thủy sản rất lớn cho đầu nguồn ĐBSCL

 

Sản vật mùa lũ đã tràn ngập ở chợ Tân Châu. Mùa lũ thường đem lại sản lượng thủy sản rất lớn cho đầu nguồn ĐBSCL.
Sản vật mùa lũ đã tràn ngập ở chợ Tân Châu. Mùa lũ thường đem lại sản lượng thủy sản rất lớn cho đầu nguồn ĐBSCL.

 

Sản vật mùa lũ đã tràn ngập ở chợ Tân Châu. Mùa lũ thường đem lại sản lượng thủy sản rất lớn cho đầu nguồn ĐBSCL.
Sản vật mùa lũ đã tràn ngập ở chợ Tân Châu. Mùa lũ thường đem lại sản lượng thủy sản rất lớn cho đầu nguồn ĐBSCL.

 

Các địa phương cho biết, luôn theo dõi và cập nhật thường xuyên những diễn biến của lũ, phát hành một bản tin dự báo nước lên mỗi ngày gửi các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh để có những công tác chỉ đạo đến với bà con
Các địa phương cho biết, luôn theo dõi và cập nhật thường xuyên những diễn biến của lũ, phát hành một bản tin dự báo nước lên mỗi ngày gửi các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh để có những công tác chỉ đạo đến với bà con

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh