Vùng Thất Sơn nằm ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Địa hình cao tạo ra những hồ nước thiên nhiên tuyệt đẹp dưới vùng đồng bằng, sơn thủy hữu tình.
Vùng Thất Sơn nằm ở huyện Tri Tôn, Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Địa hình cao tạo ra những hồ nước thiên nhiên tuyệt đẹp dưới vùng đồng bằng, sơn thủy hữu tình.
Độc giả Nguyễn Hoài Bảo
Theo Zing.vn
1. Hồ Tà Pạ, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn: Hồ Tà Pạ là một hồ nước được hình thành từ việc khai thác đá, vô tình đã tạo nên một hồ đá chứa nước trên núi Tà Pạ, tạo nên cảnh quan thật đẹp, như bức tranh thủy mặc, làm cho biết bao người phải trầm trồ. Giống như các hồ nước trong vùng Thất Sơn, đường vào hồ Tà Pạ còn rất hoang sơ và yên tĩnh. Cảnh sắc xung quanh hồ khá đẹp, với núi non hùng vĩ bao quanh. |
2. Hồ Thủy Liêm trên núi Thiên Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên: Hồ Thủy Liêm nằm ngay trước tượng Phật Di Lặc, hai bên là chùa Phật Lớn và chùa vạn Linh trên đỉnh Cấm Sơn hùng vĩ. Do hồ Thủy Liên nằm trên một vị trí khá cao trên đỉnh núi, mây lúc nào cũng có thể che kín mặt hồ. Lúc trước hồ Thủy Liêm rất cạn, vào mùa mưa thì có nước, còn vào mùa khô thì khô đáy. Nhìn chung, hồ Thủy Liêm là hồ chứa nước được xây dựng trước nhất so với một số hồ trong vùng. Hồ Thủy Liêm được xây dựng năm 2005 và hoàn thành năm 2008. Hồ cũng được nhiều người biết đến, vì đó cũng điểm là dừng chân của các tuyến xe lữ hành lên đỉnh núi, và mới đây là điểm đến của hệ thống cáp treo lên Thiên Cấm Sơn. |
3. Hồ Thanh Long trên núi Thiên Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên: Hồ Thanh Long được xây dựng và hoàn thành trong năm 2015. Nằm trên núi Thiên Cấm hùng vĩ, hồ Thanh Long được tích nước từ con suối Thanh Long trên triền núi Ông Cấm. Hồ tích nước nhằm phục vụ sinh hoạt cho người dân sinh sống trên núi, và dự trữ nước trong mùa khô hạn. Hồ nằm dưới tuyến đường cáp treo, tạo thêm cảnh quan cho các du khách khi đến tham quan. |
4. Ô Tức Sa, dưới núi Thiên Cấm, xã An Cư, huyện Tịnh Biên: Hồ Ô Tức Sa có mặt nước yên lặng như tờ, không khí thông thoáng, mát mẻ. Nhưng do hồ nằm gần sát dưới chân Thiên Cấm Sơn, phần nào vào mùa này cũng bị che khuất gió, khác với các hồ khác như Ô Tà Sóc và Soài So. Hồ Ô Tức là hồ thủy lợi, phục vụ cho nông nghiệp của người dân vùng núi vào mùa khô. Đường vào nơi đây vắng vẻ và thưa thớt dân cư, lại nằm cách xa trung tâm, nên hồ dù khung cảnh cũng khá đẹp, du khách đến cũng ít hơn so với các hồ gần trung tâm. |
5. Hồ Soài So, núi Phụng Hoàng Sơn, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn: Hồ Soài So là một điểm du lịch mới được khai thác trong những năm gần đây, luôn thu hút được rất nhiều khách du lịch. Hồ nằm ở sườn phía đông núi Cô Tô, có vẻ đẹp hoang sơ, nước hồ quanh năm xanh biếc và phẳng lặng. Hồ cũng khá rộng, với dòng suối Vàng từ trên núi chảy xuống, tạo ra phong cảnh rất hữu tình nên thơ. Hồ nằm dưới chân núi Phụng Hoàng, du khách phải đi qua đây trước khi vào núi. Nhìn chung, hồ Soài So - suối Vàng đã có từ lâu, nay mới xây lại các thành đê cho vững chắc và tạo cảnh quan. Hồ có vị trí và địa thế rất phù hợp cho phát triển du lịch của địa phương. Cùng với hồ Tà Pạ đã có và hồ Soài Chek vừa mới xây dựng xong, Soài So cũng góp phần quan trọng tạo thêm cảnh quan xinh đẹp cho vùng Bảy Núi. |
6. Hồ Ô Tà Sóc dưới núi Ngọa Long, xã Lương Phi, huyện Tri Tôn: Hồ Ô Tà Sóc vừa được xây dựng và đưa vào sử dụng trong năm 2016. Hồ cũng có chức năng phục vụ nông nghiệp cho những cư dân canh tác trong vùng. Lòng hồ nằm giữa khe núi, mặt nước rất đẹp, vì gió lúc nào cũng thổi đến, tạo thành gợn sóng. Lòng hồ cũng mới đưa vào dự trữ nước trong mùa mưa vừa qua, mực nước cũng chưa cao. Một số người dân dưới chân núi hay dẫn trẻ em ra đây bơi lội. Nước trong hồ rất mát, sạch, do nước từ các khe đá trên núi xuống. |
7. Hồ Ô Thum dưới núi Phụng Hoàng , xã Ô Lâm, huyện Tri Tôn: Hồ Ô Thum là hồ ngăn nước dưới chân núi Cô Tô để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Hồ nằm về hướng tây của núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) và hướng đông của đồi Tức Dụp. Hồ Ô Thum có khung cảnh khá đẹp, nhưng do nằm sâu dưới triền núi, khá vắng vẻ, nên ít người đến. Điều đó vô tình tạo không gian lý tưởng cho những ai yêu thích sự yên tĩnh của núi rừng. Trong lòng hồ có một gò đất khá cao so với mặt hồ, nhìn giống như một ốc đảo nho nhỏ. Một số người dân đã làm một cây cầu gỗ nối liền hai bờ để qua lại. Cầu gỗ đơn sơ nhưng vô tình lại làm tăng lên vẻ đẹp của núi đồi nơi đây. |
8. Hồ Soài Chek nằm dưới thung lũng núi Tà Pạ và núi Phụng Hoàng, xã Lê Trì, huyện Tri Tôn: Hồ Soài Chek là hồ nước vừa được xây dựng, đưa vào sử dụng phục vụ nông nghiệp trong năm qua. Hồ có cảnh quang khá đẹp, lại nằm cách trung tâm thị trấn không xa. Đây cũng là một điểm thuận lợi cho sự phát triển du lịch sinh thái vùng núi của địa phương. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin