Ngoài những chiến đấu cơ tối tân như F-35 Lightning hay F-22 Raptor còn có những tên tuổi gạo cội như A-10 Thuderbolt và F-117 Nighthawk.
Ngoài những chiến đấu cơ tối tân như F-35 Lightning hay F-22 Raptor còn có những tên tuổi gạo cội như A-10 Thuderbolt và F-117 Nighthawk.
Theo Trần Khánh/VOV.VN
F-4 Phantom là chiếc máy bay cổ nhất trong số này. Đây là chiến đấu cơ siêu thanh tầm xa được đưa vào sử dụng lần đầu vào năm 1960. |
Dù là chiến đấu cơ cỡ lớn, F-4 Phantom vẫn có tốc độ rất ấn tượng là Mach 2,2 (gấp 2 lần tốc độ âm thanh) và có thể mang theo gần 8,4 tấn vũ khí bao gồm tên lửa không đối không, không đối đất và nhiều loại bom khác nhau. |
F-14 Tomcat là loại máy bay siêu thanh cánh cụp cánh xòe được đưa vào sử dụng lần đầu vào năm 1974. Đây là chiến đấu cơ được phát triển để thay thế chiếc F-4 Phantom. |
F-14 Tomcat được thiết kế để trở thành tiêm kích đánh chặn hàng đầu của Hải quân Mỹ, ngoài ra, F12 Tomcat còn được sử dụng vào mục đích trinh sát. Sau khi được nâng cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, F-14 Tomcat còn có thể tấn công các mục điêu dưới mặt đất với độ chính xác cực cao. |
Cường kích A/V-8B Harrier có khả năng cất cánh thẳng đứng hoặc ở những nơi có đường băng cực ngắn. Cường kích A/V-8B Harrier được sử dụng vào rất nhiều mục đích khác nhau như yểm trợ bộ binh hoặc trinh sát. |
Cường kích A/V-8B Harrier được quân đội Mỹ đưa vào biên chế vào tháng 1/1985 và dần được nâng cấp khả năng tấn công trong đêm. |
Cường kích A-10 Thuderbolt là loại máy bay duy nhất được Không quân Mỹ phát triển dành riêng cho mục đích yểm trợ bộ binh. A-10 Thuderbolt có thể tấn công xe tăng, xe thiết giáp và các mục tiêu trên bộ khác. |
Phần khung của cường kích A-10 Thunderbolt được làm bằng chất liệu đặc biệt để bảo vệ buồng lái và hệ thống điều khiển giúp máy bay có thể tiếp tục bay dù bị trúng đạn và hư hại nặng. |
F/A-18 Hornet là chiến đấu cơ siêu thanh đa mục tiêu được phát triển để tiêu diệt cả tiêm kích và chiến đấu cơ của địch. |
F/A-18 Hornet đạt tốc độ tối đa Mach 1,8 và trần bay 12km. F/A-18 Hornet có thể mang theo tên lửa không đối không, không đối đất và nhiều loại bom khác cùng súng máy 20mm M61 Vulcan. |
F-117 Nighthawk là cường kích tàng hình đầu tiên của quân đội Mỹ. Chiếc máy bay này chính thức được các nước trên thế giới "ghi nhận sự tồn tại" vào tháng 11/1988 dù đã được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng từ tháng 10/1983. |
Cường kích F-117 Nighthawk được cho "nghỉ hưu" vào ngày 22/4/2008 để nhường chỗ cho các đàn em mạnh hơn là F-22 Raptor và F-35 Lightning. |
F-16 Fighting Falcon là tiêm kích được thiết kế ban đầu cho mục đích chiến đấu ban ngày nhưng sau đó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Cho đến nay có tới hơn 4.500 chiếc F-16 Fighting Falcon đã được sản xuất. |
F-16 Fighting Falcon được trang bị súng máy M61 Vulcan cùng 11 vị trí để lắp đặt các trang thiết bị vũ khí khác như tên lửa tầm nhiệt không đối không AIM-9 Sidewinder, tên lửa dẫn đường AIM-7 Sparrow, cùng các loại tên lửa không đối đất và bom. |
F-15 Strike Eagle là chiến đấu cơ đa nhiệm được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ tầm xa một cách độc lập mà không cần máy bay hộ tống và các máy bay tác chiến điện tử hỗ trợ. |
F-15 Strike Eagle có thể "luồn sâu" vào lòng địch để tấn công các mục tiêu có giá trị, tham gia tuần tra và yểm trợ bộ binh. |
F-35 Lighting là chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ thứ 5 có thể thực hiện các nhiệm vụ cường kích, trinh sát và có khả năng tàng hình. |
F-35 Lightning xuất hiện lần đầu vào tháng 12/2006. Quân đội Mỹ dự định sắm 2.443 chiếc F-35 Lightning trong nhiều đợt khác nhau và sẽ nhận được toàn bộ số máy bay này vào năm 2037. |
F-22 Raptor là chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ 5 của Mỹ có tốc độ siêu thanh và khả năng di chuyển cực kỳ linh hoạt. Không chỉ là một tiêm kích đáng sợ, F-22 Raptor còn được sử dụng cho mục đích tấn công trên bộ, tác chiến điện tở và thu thập thông tin tình báo. |
Không quân Mỹ coi F-22 Raptor là |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin