Sau ngày tái lập tỉnh (1992), tuy trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, tác động của hội nhập kinh tế, khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực, nhưng bằng sự nỗ lực đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, tỉnh Vĩnh Long đã có những thay đổi, tiến bộ nổi bật cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên.
Sau ngày tái lập tỉnh (1992), tuy trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, tác động của hội nhập kinh tế, khủng hoảng tài chính thế giới và khu vực, nhưng bằng sự nỗ lực đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, tỉnh Vĩnh Long đã có những thay đổi, tiến bộ nổi bật cả về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên.
Nhìn lại chặng đường 25 năm qua, để thấy đây còn là niềm tin và động lực, để chúng ta phấn đấu nhiều hơn trên con đường phía trước còn nhiều thử thách nhưng cũng đầy cơ hội mới.
Đô thị Vĩnh Long từng bước văn minh, hiện đại, tạo tiền đề vững chắc để phát triển bền vững hơn trong thời gian tới. Ảnh: VINH HIỂN |
Một thời “qua sông thì phải lụy đò”, nhưng hình ảnh chiếc phà Mỹ Thuận nối 2 tỉnh Tiền Giang và Vĩnh Long vẫn là ký ức không thể nào quên của người dân miền Tây sông nước và những ai từng một lần qua lại nơi này. Ảnh: H.K. |
21/5/2000, phà Mỹ Thuận kết thúc sứ mệnh trăm năm, nhường chỗ cho chiếc cầu dây văng đầu tiên của Việt Nam. Không chỉ đem lại những giá trị thiết yếu về mặt giao thông và kinh tế, cầu Mỹ Thuận còn đáp ứng lòng mong mỏi và hy vọng từ bao đời của người dân tỉnh Vĩnh Long và cả vùng ĐBSCL. Ảnh: VINH HIỂN |
Cách đây hơn 20 năm, sản xuất nông nghiệp của tỉnh vẫn chủ yếu dựa vào sức người và gia súc, tỷ lệ cơ giới hóa còn thấp, máy móc “vắng bóng” trên những cánh đồng. Ảnh: TƯ LIỆU |
25 năm sau ngày tái lập tỉnh, sản xuất nông nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Vĩnh Long. Nông nghiệp phát triển với tốc độ khá theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Giá trị sản xuất nông- lâm- thủy sản giai đoạn 1992- 2016 tăng trưởng bình quân 4,9 %/năm. |
Xây dựng nông thôn mới là kỳ vọng của tỉnh Cửu Long từ những ngày đầu còn khó khăn. Đó là hình ảnh về một vùng nông thôn trù phú, ấm no, hạnh phúc. Trong ảnh: Nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Quang Diệp thuyết trình về mô hình xây dựng nông thôn mới. Ảnh: HỒNG THƯ |
Nhờ sự đồng lòng, chung sức của cả hệ thống chính trị, đến nay, tỉnh Vĩnh Long đã có 29 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao. Ảnh: TRẦN ÚT |
25 năm qua, việc nỗ lực xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch đã cải thiện đáng kể năng lực cạnh tranh của tỉnh, góp phần thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp. Tỉnh đã phát triển được trên 4.300 doanh nghiệp các loại với tổng số vốn đăng ký trên 20.400 tỷ đồng, quy mô trung bình 4,69 tỷ đồng/doanh nghiệp.Ảnh: VINH HIỂN |
Những năm đầu thập niên 90, giao thông nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn, “cầu khỉ gập ghềnh” khiến việc đi học, giao thương hàng hóa vô cùng khó khăn. Năm 1992, toàn tỉnh chỉ có 240km đường ôtô, đến cuối năm 2016 đã có 1.432km đường ôtô. Tỉnh đã hoàn thành chương trình xóa cầu khỉ ở nông thôn, 100% xã đều có đường ôtô đến trung tâm xã, các ấp đều có đường dân sinh, đảm bảo xe máy đi lại thuận tiện trong 2 mùa mưa nắng. Ảnh: HUỲNH NGHĨA |
Những cây cầu nông thôn hôm nay kiên cố, vững chắc kết nối giao thương, đi lại thuận tiện trong khắp tỉnh. Ảnh: TRẦN ÚT |
Sau 25 năm, mạng lưới y tế có bác sĩ phục vụ đã trải rộng khắp địa bàn tỉnh, 73% dân có thẻ bảo hiểm y tế. Tỉnh không ngừng đầu tư trang thiết bị cho bệnh viện các tuyến và trạm y tế xã để đáp ứng nhu cầu chẩn đoán và điều trị cho người dân. Ảnh: MINH THÁI |
Năm 1992, tỉnh Vĩnh Long chỉ có 16% học sinh trúng tuyển ĐH, CĐ. Đến năm 2016, tỷ lệ này đã đạt 46,69%. Hiện trên địa bàn tỉnh có 3 trường ĐH, 5 trường CĐ, 1 trường trung cấp chuyên nghiệp. Trong ảnh: Trường Tiểu học Bình Hòa Phước đạt chuẩn quốc gia và Trường ĐH Cửu Long. Ảnh: DƯƠNG THU- VINH HIỂN |
Cách đây hơn 20 năm, hầu hết người dân nông thôn chủ yếu sử dụng nước sông, rạch qua xử lý sơ sài không đảm bảo vệ sinh. Ở khu vực đô thị, chỉ hơn 5.600 hộ được cung cấp nước sạch. Ảnh: LÊ HUY |
Đến nay, toàn tỉnh đã có 101 trạm cấp nước tập trung khu vực nông thôn, đặc biệt là vùng có đông đồng bào dân tộc Khmer, vùng căn cứ kháng chiến, cung cấp nước sạch cho trên 154.000 hộ dân. Hộ dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt trên 68,8%. Hộ sử dụng nước sạch khu vực thành thị đạt 98%. Ảnh: TRẦN ÚT |
Cùng với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội các lực lượng vũ trang tỉnh nhà luôn vượt qua mọi khó khăn thử thách, ngày càng lớn mạnh, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Ảnh: NGUYỄN THỊNH |
[links()]
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin