Ngôi nhà chung của hơn 60.000 thai nhi kém may mắn

03:03, 05/03/2017

Nghĩa trang Bến Cốc (Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) là ngôi nhà chung của gần 61.000 thai nhi kém may mắn. Các bé được đội tình nguyện Bảo vệ Sự sống thu gom về từ các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân.../.

Nghĩa trang Bến Cốc (Thanh Xuân, Sóc Sơn, Hà Nội) là ngôi nhà chung của gần 61.000 thai nhi kém may mắn. Các bé được đội tình nguyện Bảo vệ Sự sống thu gom về từ các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám tư nhân.../.

Theo HUYỀN TRANG (VIETNAM+)

Ngày 12/2/2017, có hơn 700 thai nhi được khâm liệm trong tiểu đợi làm lễ. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Ngày 12/2/2017, có hơn 700 thai nhi được khâm liệm trong tiểu đợi làm lễ. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)


 

Nghĩa trang Bến Cốc là nơi yên nghỉ cuối cùng của các thai nhi xấu số. Tiểu để khâm liệm thai nhi tăng lên từng ngày. Chi phí mua tiểu được các thành viên trong đội quyên góp, phần còn lại có được từ việc kêu gọi cộng đồng giúp đỡ. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Nghĩa trang Bến Cốc là nơi yên nghỉ cuối cùng của các thai nhi xấu số. Tiểu để khâm liệm thai nhi tăng lên từng ngày. Chi phí mua tiểu được các thành viên trong đội quyên góp, phần còn lại có được từ việc kêu gọi cộng đồng giúp đỡ. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

 

Ngoài các vật dụng thiết yếu để khâm liệm hài nhi, hoa cúc cũng được các tình nguyện viên chuẩn bị cho buổi lễ tiễn đưa. Các tình nguyện viên chia đều hoa cúc ra các mộ trong nghĩa trang. Chị Huyền (thành viên đội tình nguyện) chia sẻ: 'Chúng tôi chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho các con: quần áo, hương, hoa... Nhóm tôi mong rằng sẽ an ủi phần nào nỗi đau mà các con phải chịu'. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Ngoài các vật dụng thiết yếu để khâm liệm hài nhi, hoa cúc cũng được các tình nguyện viên chuẩn bị cho buổi lễ tiễn đưa. Các tình nguyện viên chia đều hoa cúc ra các mộ trong nghĩa trang. Chị Huyền (thành viên đội tình nguyện) chia sẻ: 'Chúng tôi chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cho các con: quần áo, hương, hoa... Nhóm tôi mong rằng sẽ an ủi phần nào nỗi đau mà các con phải chịu'. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

 

Ban đầu, khi mới thành lập, đội tình nguyện Bảo vệ Sự sống có 7 thành viên. Sau này, số lượng tình nguyện viên tăng lên đáng kể. Đa số các thành viên đội đều có mặt đầy đủ trong buổi khâm liệm thai nhi. Tiểu được xếp đều trước nhà làm lễ, chờ chờ lễ khâm liệm các thai nhi. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Ban đầu, khi mới thành lập, đội tình nguyện Bảo vệ Sự sống có 7 thành viên. Sau này, số lượng tình nguyện viên tăng lên đáng kể. Đa số các thành viên đội đều có mặt đầy đủ trong buổi khâm liệm thai nhi. Tiểu được xếp đều trước nhà làm lễ, chờ chờ lễ khâm liệm các thai nhi. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

Mỗi ngày, nghĩa trang Bến Cốc nhận 20 - 30 thai nhi về bảo quản trong phòng lạnh. Ngày cuối tuần, số lượng thai nhi được thu gom có thể lên đến gần 100 bé. Một phần khác, các thai nhi có thể bọc trong túi, chuyển trực tiếp trong ngày khâm liệm từ bệnh viện đến nghĩa trang. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Mỗi ngày, nghĩa trang Bến Cốc nhận 20 - 30 thai nhi về bảo quản trong phòng lạnh. Ngày cuối tuần, số lượng thai nhi được thu gom có thể lên đến gần 100 bé. Một phần khác, các thai nhi có thể bọc trong túi, chuyển trực tiếp trong ngày khâm liệm từ bệnh viện đến nghĩa trang. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

Các thai nhi được quấn vải lưới hoặc bọc trong hũ trước khi khâm liệm vào tiểu. Ngoài ra, mỗi một chiếc tiểu sẽ được tình nguyện viên chuẩn bị: một bộ quần áo trẻ sơ sinh và một đôi giày vải.  Trung bình mỗi chiếc tiểu sẽ khâm liệm 2 - 3 thai nhi (thai nhi từ 2 - 5 tháng). Số lượng thai nhi trong tiểu có thể lớn hơn, tùy thuộc vào tháng tuổi của các bé. Các thai nhi trên 7 tháng tuổi sẽ được khâm liệm riêng trong một tiểu. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Các thai nhi được quấn vải lưới hoặc bọc trong hũ trước khi khâm liệm vào tiểu. Ngoài ra, mỗi một chiếc tiểu sẽ được tình nguyện viên chuẩn bị: một bộ quần áo trẻ sơ sinh và một đôi giày vải. Trung bình mỗi chiếc tiểu sẽ khâm liệm 2 - 3 thai nhi (thai nhi từ 2 - 5 tháng). Số lượng thai nhi trong tiểu có thể lớn hơn, tùy thuộc vào tháng tuổi của các bé. Các thai nhi trên 7 tháng tuổi sẽ được khâm liệm riêng trong một tiểu. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

Sau khi khâm liệm các thai nhi vào tiểu, đội tình nguyện và người dân Bến Cốc tiến hành làm lễ cho các bé tại nhà thờ chung. Bánh gạo và sữa tươi là đồ lễ chính cho các bé. Ngoài ra, cháo loãng và sữa bột cũng có thể làm đồ lễ. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Sau khi khâm liệm các thai nhi vào tiểu, đội tình nguyện và người dân Bến Cốc tiến hành làm lễ cho các bé tại nhà thờ chung. Bánh gạo và sữa tươi là đồ lễ chính cho các bé. Ngoài ra, cháo loãng và sữa bột cũng có thể làm đồ lễ. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

Người dân Bến Cốc tham gia đọc kinh, cầu nguyện cho các thai nhi kém may mắn. Thời gian làm lễ cho các thai nhi kéo dài hơn 30 phút. Đa số những người tham gia làm lễ và cầu nguyện đều là nữ. Nam giới sẽ đảm nhận việc vận chuyển thai nhi từ bệnh viện về nghĩa trang và xây phần mộ. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Người dân Bến Cốc tham gia đọc kinh, cầu nguyện cho các thai nhi kém may mắn. Thời gian làm lễ cho các thai nhi kéo dài hơn 30 phút. Đa số những người tham gia làm lễ và cầu nguyện đều là nữ. Nam giới sẽ đảm nhận việc vận chuyển thai nhi từ bệnh viện về nghĩa trang và xây phần mộ. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

Hầu hết các thai nhi chuyển về nghĩa trang Bến Cốc, đều không có người thân đến nhận. Các bé trên 7 tháng tuổi được tình nguyện viên đặt tên và chôn cất. Hàng năm, vào các ngày: lễ, rằm, tết… các bé được người dân và Tình nguyện viên đến quét dọn phần mộ và thắp hương. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Hầu hết các thai nhi chuyển về nghĩa trang Bến Cốc, đều không có người thân đến nhận. Các bé trên 7 tháng tuổi được tình nguyện viên đặt tên và chôn cất. Hàng năm, vào các ngày: lễ, rằm, tết… các bé được người dân và Tình nguyện viên đến quét dọn phần mộ và thắp hương. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

Các tình nguyện viên xếp hàng đưa tiểu về phần mộ để chôn cất. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Các tình nguyện viên xếp hàng đưa tiểu về phần mộ để chôn cất. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

Ngày 12/2/2017, có 42 chiếc tiểu chứa hơn 700 thai nhi được các tình nguyện viên chôn cất tại nghĩa trang Bến Cốc. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Ngày 12/2/2017, có 42 chiếc tiểu chứa hơn 700 thai nhi được các tình nguyện viên chôn cất tại nghĩa trang Bến Cốc. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

Tiểu chứa thai nhi được xếp chồng lên nhau theo lớp. Trung bình mỗi lớp có 40 - 60 tiểu. Mỗi ô đất trong nghĩa trang phải tập hợp đủ số lượng tiểu, mới có thể đổ bê tông hoàn thiện. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Tiểu chứa thai nhi được xếp chồng lên nhau theo lớp. Trung bình mỗi lớp có 40 - 60 tiểu. Mỗi ô đất trong nghĩa trang phải tập hợp đủ số lượng tiểu, mới có thể đổ bê tông hoàn thiện. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

Do đất của nghĩa trang có hạn, mà số lượng thai nhi chuyển về ngày càng đông, nên một ô đất có thể chứa hơn 1000 thai nhi. Từ 9/4/2014 - 1/6/2014 có 1511 thai nhi được chôn cất trong một ô đất. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Do đất của nghĩa trang có hạn, mà số lượng thai nhi chuyển về ngày càng đông, nên một ô đất có thể chứa hơn 1000 thai nhi. Từ 9/4/2014 - 1/6/2014 có 1511 thai nhi được chôn cất trong một ô đất. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh