Bình quân mỗi năm, biển lấn sâu vào khoảng 15m, có nơi đến 50m; 300ha rừng phòng hộ bị cuốn ra biển mỗi năm. Với tốc độ sạt lở như hiện nay thì dự tính đến năm 2100, Cà Mau sẽ mất 56% diện tích.
Bình quân mỗi năm, biển lấn sâu vào khoảng 15m, có nơi đến 50m; 300ha rừng phòng hộ bị cuốn ra biển mỗi năm. Với tốc độ sạt lở như hiện nay thì dự tính đến năm 2100, Cà Mau sẽ mất 56% diện tích.
Theo TTXVN/VIETNAM+
Theo khảo sát của các nhà khoa học và cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, từ năm 2007 đến nay, khoảng 80% đường bờ biển Cà Mau bị sạt lở. Bình quân mỗi năm, biển lấn sâu vào khoảng 15m, có nơi đến 50m; 300ha rừng phòng hộ bị cuốn ra biển mỗi năm. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) |
Với tốc độ sạt lở như hiện nay thì dự tính đến năm 2100, Cà Mau sẽ mất 56% diện tích. Hơn một nửa mảnh đất cuối cùng của Tổ quốc sẽ không còn. Nguy cơ mất mũi Cà Mau - “mũi thuyền của Tổ quốc” trước đà xâm thực dữ dội của đại dương đã và ngày càng hiện hữu nếu không có biện pháp ứng phó kịp thời. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) |
Phía Đông của Đất Mũi đang có sự xâm lấn ngày càng mạnh mẽ của biển vào đất liền. Có nơi bị lùi sâu vào đến 200m trong 5 năm, tức là trung bình bờ biển lùi sâu vào đất liền đến 40m/năm. Cuộc sống của 11 hộ dân ở ấp Kênh Đào Đông, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển đang thực sự khó khăn và bị đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sinh hoạt mỗi ngày. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) |
Một vạt rừng phòng hộ ven biển ở xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời bị xâm thực biển ăn sâu và sạt lở nham nhở. Nguy cơ biến mất rừng phòng hộ này đã hiển hiện trước mắt nếu không có biện pháp ngăn chặn xâm thực biển. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) |
Anh Châu Văn Lo, nhà ở ấp 11, xã Khánh Tiến, huyện U Minh bất lực nhìn rừng phòng hộ phía biển Tây bị sóng đánh tan hoang. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN) |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin