Gừng là thực phẩm dân dã ngoài tác dụng làm gia vị cho món ăn, gừng còn chứa nhiều công hiệu trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Gừng là thực phẩm dân dã ngoài tác dụng làm gia vị cho món ăn, gừng còn chứa nhiều công hiệu trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Theo CTV Nguyễn Ngân/VOV.VN
Ho: Dùng 15g gừng tươi nấu nước, cho thêm đường trắng đủ ngọt rồi uống khi còn nóng để trị viêm ho. Ngoài ra, dùng 30g gừng tươi nấu nước, tắm cho trẻ em, có thể trị bệnh ho cho trẻ. |
Bị ngất do hạ đường huyết hoặc say nắng: Có thể dùng bột gừng hoặc nước đường với gừng để uống, sẽ có tác dụng giải cứu. |
Buồn nôn ói mửa: Lúc dọn rửa vật dơ bẩn cảm thấy buồn nôn muốn ói, trước lúc làm nên ngậm một lát gừng là tránh được. |
Say xe: Uống một ít nước gừng trước khi lên xe, hoặc cắt một miếng gừng dán vào phía trong cổ tay tại vị trí cách đường kẻ sọc cổ tay khoảng 2 phân, dùng khăn bọc lại. |
Vết thương rắn cắn: Dùng bột gừng đắp ngoài vết rắn cắn. |
Gừng trị vết thương ngoài chảy máu: Lấy gừng nướng cháy nghiền thành bột, sau khi khử trùng vết thương, rắc lên vết thương, có thể làm giảm đau và cầm máu ngay lập tức. |
Mùi hôi cơ thể: Mỗi ngày dùng gừng lát chà nhiều lần, có thể giảm bớt mùi hôi rõ rệt. |
Nhiều gàu, rụng tóc: Thường xuyên gội đầu bằng nước gừng ấm, hiệu quả rất tốt, rất đáng thử. |
Nổi rôm: Dùng gừng cắt lát đắp bên ngoài, rôm sẽ nhanh chóng biến mất, người lớn trẻ nhỏ đều khả dụng. |
Đau bụng kinh: Bỏ 2 đến 3 hạt sơn trà vào trong nước gừng nấu đường đỏ, một ngày uống 2-3 lần. |
Đau xương khớp: Ăn lượng gừng tươi hoặc dùng nước gừng chà vào chỗ đau, có thể cải thiện hoạt động của xương khớp, cơn đau giảm nhẹ rõ rệt, giảm bớt triệu chứng sưng tấy và tê cứng. |
Cổ họng sưng đau: Cho một chút muối ăn vào trong nước gừng nóng, uống như uống trà. |
Nổi mày đay: 10 miếng gừng tươi, 3g quế chi (dạng bột), 50g gạo cứng, 30g đường đỏ, nấu thành cháo lỏng, ăn 1 đến 2 lần mỗi ngày. |
Đau đầu cảm lạnh: Ngâm hai chân vào trong nước gừng nóng ngập đến mắt cá chân, cách này rất có công hiệu điều trị cảm lạnh phong hàn, đau đầu, ho. |
Cao huyết áp: Lúc huyết áp tăng cao, có thể dùng nước gừng nóng ngâm chân khoảng 15 phút. Do tính phản xạ làm giãn huyết mạch, làm huyết áp giảm xuống. |
Chữa hôi chân: Ngâm chân vào trong nước gừng nóng, lúc ngâm cho thêm chút muối và giấm. Ngâm khoảng 15 phút thì lau khô, xoa thêm một ít phấn hoạt thạch, mùi thối sẽ biến mất. |
Bệnh giun sán: Mỗi ngày trước khi đi ngủ dùng nước gừng nóng rửa sạch vùng bụng, rồi uống một đến hai ly nước gừng nóng, duy trì trong khoảng 10 ngày là trị giun sán. |
Đau lưng dưới bả vai: Cho một ít muối và chút giấm vào trong nước gừng nóng, sau đó dùng khăn thấm nước, rồi đắp vào chỗ đau, làm đi làm lại nhiều lần, có thể làm giảm cơn đau. |
Đầu có gàu: Trước tiên là dùng gừng tươi chà rửa tóc, sau đó dùng nước gừng nóng gội đầu, sẽ giúp ngăn ngừa và trị gầu. |
Giải rượu: Dùng nước gừng nóng cộng thêm lượng mật ong thích hợp có thể giảm bớt hoặc loại bỏ say rượu. |
Đau răng do viêm nha chu gây ra: Dùng nước gừng nóng súc miệng thay nước trà, sáng tối một lần. Hoặc có thể cắn miếng gừng tại chỗ đau răng, có thể làm giảm cơn đau. |
Lở loét miệng: Dùng nước gừng nóng súc miệng thay trà, mỗi ngày từ 2 đến 3 lần. Thông thường 6 đến 9 lần là hết lở loét. |
Đau nửa đầu: Khi bị đau nửa đầu, có thể dùng nước gừng nóng để ngâm hai tay khoảng 15 phút. Cảm giác đau sẽ giảm nhẹ hoặc biến mất. |
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin