Mực nước trên sông Tiền, sông Hậu tại các huyện đầu nguồn vùng ĐBSCL hiện nay rất thấp, trong khi dự báo của các cơ quan chuyên môn thì nhiều khả năng ĐBSCL sẽ tiếp tục không có mùa "lũ đẹp".
Mực nước trên sông Tiền, sông Hậu tại các huyện đầu nguồn vùng ĐBSCL hiện nay rất thấp, trong khi dự báo của các cơ quan chuyên môn thì nhiều khả năng ĐBSCL sẽ tiếp tục không có mùa “lũ đẹp”.
Tại các tỉnh vùng lũ như An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang… “lũ cạn” đã khiến nhiều nông dân sống nghề câu, lưới… rơi vào cảnh khốn khổ. Những năm gần đây lũ nhỏ, nguồn lợi thủy sản khan hiếm đã ảnh hưởng đến đời sống người dân. Giải pháp hiện nay là mở thêm các lớp đào tạo nghề tại địa phương để bà con chuyển nghề sinh sống…
Sở NN-PTNT các tỉnh ĐBSCL nhìn nhận, đã đến lúc cần phải thích nghi với điều kiện “không lũ” ở vùng sông nước này. Do đó, ngành nông nghiệp đang tích cực hỗ trợ người dân vùng lũ chuyển nghề để có thể sản xuất, mưu sinh, ổn định cuộc sống trong điều kiện “lũ cạn” đã nhiều năm liền…
Lũ nhỏ, làng lưới Thơm Rơm (quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) rơi vào cảnh ế ẩm |
Do lũ nhỏ nên nhiều bà con ở vùng đầu nguồn huyện An Phú (An Giang) bỏ câu lưới chuyển qua nghề đuổi chuột kiếm sống |
Anh Bùi Văn Tú - xã Breichrai, huyện KosThum, tỉnh Kandal (Campuchia) cho biết, do nước trên đồng chưa có nhiều, không thể giăng câu lưới nên anh tranh thủ dùng ghe chở các em học sinh (Trường Tiểu học An Khánh An) qua sông, mỗi lượt 1.000 đồng/học sinh, người lớn thì 2.000 đồng/lượt |
Chị Phạm Thị Điệp - ấp Vạt Lài, xã Khánh Bình (huyện An Phú, An Giang) cho biết, mấy năm trước Campuchia cho người Việt qua thuê đất trồng lúa nhưng từ tháng 8 vừa rồi họ không cho thuê nữa. Thế là chị gom hết tiền mua 2 con bò nuôi |
Ông Kiều Văn Ngại - ấp Phú Mỹ, xã Phú Hội (An Phú, An Giang) vay tiền chuyển sang nghề ương cá lóc giống |
Ông Huỳnh Văn Gừng - ấp Phú Nghĩa, xã Phú Hội (An Phú, An Giang) chuyên nghề đặt lợp tôm. Hiện ông đang mong ngóng lũ về để “kiếm cơm” |
Theo SGGPO
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin