Theo thông lệ, vào thời điểm đầu tháng 8 (âm lịch) hàng năm, trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh, nước lũ đã về trắng đồng. Thậm chí, nhiều nơi bà con không thể thu hoạch lúa Thu đông bằng máy mà chuyển sang cắt tay rồi dùng ghe, vỏ lãi, tấm bạt gom lúa từ dưới ruộng lên bờ kênh chất đống trước khi suốt.
Theo thông lệ, vào thời điểm đầu tháng 8 (âm lịch) hàng năm, trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh, nước lũ đã về trắng đồng. Thậm chí, nhiều nơi bà con không thể thu hoạch lúa Thu đông bằng máy mà chuyển sang cắt tay rồi dùng ghe, vỏ lãi, tấm bạt gom lúa từ dưới ruộng lên bờ kênh chất đống trước khi suốt.
Thế nhưng, hiện đã giữa tháng 8 mà trên đồng vẫn khô nước, từ đó cho thấy, tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của người dân, không còn theo quy luật như trước.
Hiện tại, bà con đang ngóng nước lũ để đưa phù sa về nhằm canh tác vụ lúa Đông xuân tới đạt hiệu quả, cũng như mưu sinh các nghề ăn theo mùa lũ. Dưới đây là một số hình ảnh chưa từng thấy được phóng viên Báo Hậu Giang ghi nhận trên một số cánh đồng lúa đang thu hoạch của tỉnh.
Nhiều nơi, mặt ruộng nứt nẻ như đang ở giai đoạn cao điểm của mùa khô hạn. Từ đó, khiến nông dân lo lắng chi phí sản xuất cho vụ lúa sau sẽ tăng cao, nhất là tiền mua phân bón, trong khi năng suất khả năng sẽ thấp. |
Mặc dù thu hoạch lúa Thu đông nhưng do nền đất khô như vụ Đông xuân nên những bao lúa được quăng xuống mặt ruộng để nhân công thu gom; trong khi những năm trước phải để trên máy cắt chở lên bờ hoặc đưa sang xe kéo rồi tiếp tục vận chuyển vào điểm tập kết vì dưới ruộng toàn là nước. |
Vào thời điểm này của các năm trước, nơi đây là cánh đồng đầy nước lũ, nhưng giờ thì khô rang, cỏ và lúa chét mọc lên làm thức ăn cho trâu. |
Ông Trịnh Tấn Sỉ (ảnh), nông dân ở ấp Thị Tứ, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, cho biết: “Tôi canh tác lúa ở đây trên 30 năm, nhưng đây là năm đầu tiên tôi và bà con thực hiện việc đốt đồng khi thu hoạch xong lúa Thu đông”. |
Theo Hậu Giang Online
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin