Cận cảnh tên lửa SAM-2 từng "vít cổ" máy bay B-52 của Mỹ

08:08, 28/08/2016

Với lối đánh sáng tạo, bộ đội tên lửa Việt Nam đã dùng SAM-2 bắn hạ hàng chục phi cơ chiến lược B-52 – một chiến tích chưa quân đội nào khác làm được.

Với lối đánh sáng tạo, bộ đội tên lửa Việt Nam đã dùng SAM-2 bắn hạ hàng chục phi cơ chiến lược B-52 – một chiến tích chưa quân đội nào khác làm được.

Theo Trung Hiếu/VOV.VN

 

Tên lửa SAM-2 trên bệ phóng. Đây là vũ khí chủ lực của quân đội Việt Nam trong cuộc đối đấu với máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.
Tên lửa SAM-2 trên bệ phóng. Đây là vũ khí chủ lực của quân đội Việt Nam trong cuộc đối đấu với máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ.

 

Tiểu đoàn 59, trung đoàn 262 đã sử dụng bệ phóng này để bắn rơi chiếc B-52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội, vào đêm 18/12/1972.
Tiểu đoàn 59, trung đoàn 262 đã sử dụng bệ phóng này để bắn rơi chiếc B-52 đầu tiên trên bầu trời Hà Nội, vào đêm 18/12/1972.

 

Phần dưới của bệ phóng nói trên. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Phòng không-Không quân Việt Nam.
Phần dưới của bệ phóng nói trên. Hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Phòng không-Không quân Việt Nam.

 

Bệ phóng tên lửa SAM-2 (Dvina) nhìn từ phía sau.
Bệ phóng tên lửa SAM-2 (Dvina) nhìn từ phía sau.

 

Cận cảnh phần đuôi quả tên lửa đất đối không SAM-2 do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ.
Cận cảnh phần đuôi quả tên lửa đất đối không SAM-2 do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam đánh Mỹ.

 

Đài điều khiển tên lửa SAM-2 này thuộc tiểu đoàn 61, trung đoàn 236 bộ đội tên lửa. Đài cơ động tới nhiều nơi trên chiến trường.
Đài điều khiển tên lửa SAM-2 này thuộc tiểu đoàn 61, trung đoàn 236 bộ đội tên lửa. Đài cơ động tới nhiều nơi trên chiến trường.

 

Trong kháng chiến chống Mỹ, có trận đài điều khiển này đã phóng đi một quả tên lửa và hạ được 2 máy bay địch.
Trong kháng chiến chống Mỹ, có trận đài điều khiển này đã phóng đi một quả tên lửa và hạ được 2 máy bay địch.

 

Radar cảnh giới của đại đội 45, trung đoàn 291 – đơn vị phát hiện mục tiêu từ xa. Ngày 18/12/1972, đại đội phát hiện tốp B-52 đầu tiên vào đánh Hà Nội.
Radar cảnh giới của đại đội 45, trung đoàn 291 – đơn vị phát hiện mục tiêu từ xa. Ngày 18/12/1972, đại đội phát hiện tốp B-52 đầu tiên vào đánh Hà Nội.

 

Binh chủng radar vừa phát hiện mục tiêu cho cao xạ, tên lửa và máy bay ta, vừa thực hiện dẫn đường cho tiêm kích ta đánh địch.
Binh chủng radar vừa phát hiện mục tiêu cho cao xạ, tên lửa và máy bay ta, vừa thực hiện dẫn đường cho tiêm kích ta đánh địch.

 

Phần tiếng Việt trong một tờ đa ngữ mà phi công Mỹ mang theo và sử dụng khi bị rơi trên lãnh thổ của đối phương hoặc một nước thứ 3.
Phần tiếng Việt trong một tờ đa ngữ mà phi công Mỹ mang theo và sử dụng khi bị rơi trên lãnh thổ của đối phương hoặc một nước thứ 3.

 

Khối điều khiển tên lửa mà sư đoàn phòng không 361 sử dụng để bắn rơi máy bay A-4E của phi công John McCain – người sau này trở thành thượng nghị sĩ Mỹ.
Khối điều khiển tên lửa mà sư đoàn phòng không 361 sử dụng để bắn rơi máy bay A-4E của phi công John McCain – người sau này trở thành thượng nghị sĩ Mỹ.

 

Các nữ tiêu đồ viên bám sát mục tiêu.
Các nữ tiêu đồ viên bám sát mục tiêu.

 

Tái hiện kíp chiến đấu trên xe điều khiển tên lửa. Kíp thường gồm 5 người: 1 chỉ huy, 1 sĩ quan điều khiển, và 3 trắc thủ (phương vị, góc tà, cự ly).
Tái hiện kíp chiến đấu trên xe điều khiển tên lửa. Kíp thường gồm 5 người: 1 chỉ huy, 1 sĩ quan điều khiển, và 3 trắc thủ (phương vị, góc tà, cự ly).

 

Sĩ quan điều khiển ấn nút phóng tên lửa. Sĩ quan và trắc thủ phải tinh mắt, nhanh tay, vạch nhiễu tìm thù, khéo léo điều khiển quả đạn.
Sĩ quan điều khiển ấn nút phóng tên lửa. Sĩ quan và trắc thủ phải tinh mắt, nhanh tay, vạch nhiễu tìm thù, khéo léo điều khiển quả đạn.

 

“Cẩm nang bìa đỏ” – tài liệu hướng dẫn “Cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa”, dày 30 trang đánh máy, xuất bản vào tháng 10/1972./.
“Cẩm nang bìa đỏ” – tài liệu hướng dẫn “Cách đánh B-52 của bộ đội tên lửa”, dày 30 trang đánh máy, xuất bản vào tháng 10/1972./.

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh