Ảnh

Hàng trăm thanh niên miền Tây hóa thành 'thổ dân'

Cập nhật, 17:03, Thứ Năm, 16/06/2016 (GMT+7)

Lễ hội làng truyền thống ở miền Tây Nam Bộ được tổ chức vào ngày 9 và 10/5 âm lịch với nghi thức hóa trang vui nhộn. Thanh niên bôi nhọ vào người, mặc quần áo bằng lá cây.

Độc giả Vĩnh Thông

Ảnh độc giả: Minh Thành - Sơn Bình

Theo Zing.vn

 

Cù lao Năng Gù (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, An Giang) là nơi hàng năm tổ chức Đại lễ Kỳ Yên, Đình thần Bình Thủy. Nét độc đáo của lễ hội này là người tham dự hóa trang thành thổ dân.
Cù lao Năng Gù (xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, An Giang) là nơi hàng năm tổ chức Đại lễ Kỳ Yên, Đình thần Bình Thủy. Nét độc đáo của lễ hội này là người tham dự hóa trang thành thổ dân.

 

Cùng lúc đó, hàng nghìn người đứng dày đặc hai bên bờ sông Năng Gù chứng kiến cuộc đua thuyền hấp dẫn.
Cùng lúc đó, hàng nghìn người đứng dày đặc hai bên bờ sông Năng Gù chứng kiến cuộc đua thuyền hấp dẫn.

 

Thanh niên tận dụng tàu thuyền dạo chơi trên sông.
Thanh niên tận dụng tàu thuyền dạo chơi trên sông.

 

Ngoài những chiếc xuồng, ghe khắp mặt sông, các bè chuối của “thổ dân” luôn vui nhộn. Đội lân, chiêng trống được đưa xuống ghe để cổ vũ cho đoàn đua và tăng thêm phần hào hứng cho người xem.
Ngoài những chiếc xuồng, ghe khắp mặt sông, các bè chuối của “thổ dân” luôn vui nhộn. Đội lân, chiêng trống được đưa xuống ghe để cổ vũ cho đoàn đua và tăng thêm phần hào hứng cho người xem.

 

Hóa trang ban đầu là hoạt động giải trí nhằm cổ vũ cho các thuyền đua, do người dân tự phát thực hiện. Dù không có tên gọi chính thức, không tổ chức thi thố, không tài trợ hay giải thưởng, nhưng hàng năm người dân Bình Thủy lại rộn ràng chuẩn bị cho hoạt động hóa trang.
Hóa trang ban đầu là hoạt động giải trí nhằm cổ vũ cho các thuyền đua, do người dân tự phát thực hiện. Dù không có tên gọi chính thức, không tổ chức thi thố, không tài trợ hay giải thưởng, nhưng hàng năm người dân Bình Thủy lại rộn ràng chuẩn bị cho hoạt động hóa trang.

 

Trong hai ngày diễn ra đua thuyền, họ sẽ thả trôi chiếc bè trên sông, cùng nhau ca hát, nhảy múa.
Trong hai ngày diễn ra đua thuyền, họ sẽ thả trôi chiếc bè trên sông, cùng nhau ca hát, nhảy múa.

 

Trước ngày diễn ra lễ hội, các thanh niên trong xã thiết kế những chiếc bè như kiểu lều trại, làm từ thân cây chuối, với nhiều kiểu dáng đa dạng, trang trí bắt mắt.
Trước ngày diễn ra lễ hội, các thanh niên trong xã thiết kế những chiếc bè như kiểu lều trại, làm từ thân cây chuối, với nhiều kiểu dáng đa dạng, trang trí bắt mắt.

 

Trước ngày diễn ra lễ hội, các thanh niên trong xã thiết kế những chiếc bè như kiểu lều trại, làm từ thân cây chuối, với nhiều kiểu dáng đa dạng, trang trí bắt mắt.

Những người có mặt trên bè đều phải hóa trang giống như thổ dân, bôi nhọ lên mình, trang trí người bằng lá cây... Đây là một nét văn hóa khác biệt với các địa phương khác trên cả nước.

 

 

Lễ hội này càng ngày càng thu hút du khách.
Lễ hội này càng ngày càng thu hút du khách.

 

Xã Bình Thủy nhiều năm liền được chọn là đội tuyển đại diện cho tỉnh An Giang thi đua thuyền cấp khu vực và toàn quốc và thường xuyên đoạt giải.
Xã Bình Thủy nhiều năm liền được chọn là đội tuyển đại diện cho tỉnh An Giang thi đua thuyền cấp khu vực và toàn quốc và thường xuyên đoạt giải.