Sức sống của cây bàng ở huyện Tân Phước

10:12, 16/12/2015

Ngoài khóm, khoai mỡ thì cây bàng được nhắc đến như là một trong những loại cây đặc trưng của huyện Tân Phước. Loại cây này dùng để đương nóp (trong kháng chiến phục vụ cho bộ đội ngủ qua đêm), đương đệm, đương manh em (manh trẻ em nằm), đương giỏ, đương nón…

Ngoài khóm, khoai mỡ thì cây bàng được nhắc đến như là một trong những loại cây đặc trưng của huyện Tân Phước. Loại cây này dùng để đương nóp (trong kháng chiến phục vụ cho bộ đội ngủ qua đêm), đương đệm, đương manh em (manh trẻ em nằm), đương giỏ, đương nón…

Ngày xưa, người dân Tân Phước sinh ra được đặt nằm trong chiếc manh em, võng bàng, ngủ trên chiếc giường trải đệm thơm mùi bàng; thậm chí có người đến lúc lâm chung, nghèo quá vẫn phải gói đệm ra đi. Học sinh thì đội nón bàng, mang cặp bàng đến lớp. Người dân thì xách giỏ đệm bàng đi chợ hay phơi lúa bằng những tấm đệm bàng… 

Hãy cùng tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây bàng và các công đoạn để làm ra những sản phẩm từ cây bàng để cảm nhận được sức sống của cây bàng cũng như nét đẹp của những người thợ đương bàng đã gắn liền với người dân nơi dây.

Hiện tại, huyện Tân Phước có trên 100 ha trồng bàng, tập trung ở các xã: Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh, Phú Mỹ…
Hiện tại, huyện Tân Phước có trên 100 ha trồng bàng, tập trung ở các xã: Tân Hòa Đông, Hưng Thạnh, Phú Mỹ…

 

Cây bàng rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và ít sâu bệnh. Thời gian từ khi trồng cho đến khi thu hoạch từ 10 - 12 tháng. 1 ha bàng có thể cho thu hoạch khoảng 7.000 neo, tùy theo kích thước mà mỗi neo bàng có giá khác nhau, sau khi trừ chi phí người dân lãi từ 15 - 20 triệu đồng/ha.
Cây bàng rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc và ít sâu bệnh. Thời gian từ khi trồng cho đến khi thu hoạch từ 10 - 12 tháng. 1 ha bàng có thể cho thu hoạch khoảng 7.000 neo, tùy theo kích thước mà mỗi neo bàng có giá khác nhau, sau khi trừ chi phí người dân lãi từ 15 - 20 triệu đồng/ha.

 

Chị Cúc (ấp Tân Phát, xã Tân Hòa Đông) vận chuyển bàng vừa thu hoạch từ ruộng bàng ra đường để bán cho thương lái.
Chị Cúc (ấp Tân Phát, xã Tân Hòa Đông) vận chuyển bàng vừa thu hoạch từ ruộng bàng ra đường để bán cho thương lái.

 

Hiện nay, thương lái ra tận ruộng thu mua với giá 18.000 đồng/neo (loại bàng đạt chiều cao từ 1,5 m trở lên), rồi đem về bán lại cho người đương.
Hiện nay, thương lái ra tận ruộng thu mua với giá 18.000 đồng/neo (loại bàng đạt chiều cao từ 1,5 m trở lên), rồi đem về bán lại cho người đương.

 

Bàng tươi nếu thương lái chưa đến mua kịp, hoặc gặp những ngày mưa không chỗ phơi, người dân sẽ phơi bàng lên sào.
Bàng tươi nếu thương lái chưa đến mua kịp, hoặc gặp những ngày mưa không chỗ phơi, người dân sẽ phơi bàng lên sào.

 

Hiện nay, thương lái ra tận ruộng thu mua bàng với giá 18.000 đồng/neo (loại bàng đạt chiều cao từ 1,5 m trở lên), rồi đem về bán lại cho người đương.
Hiện nay, thương lái ra tận ruộng thu mua bàng với giá 18.000 đồng/neo (loại bàng đạt chiều cao từ 1,5 m trở lên), rồi đem về bán lại cho người đương.

 

Trước kia bàng được giã bằng sức người, dùng tấm gỗ và chày để giã cho mềm; còn bây giờ bà con sử dụng máy để ép bàng. Cây bàng tươi sau khi nhổ về, được cho vào máy ép dẹp ra, phơi khô, rồi ép lại lần nữa.
Trước kia bàng được giã bằng sức người, dùng tấm gỗ và chày để giã cho mềm; còn bây giờ bà con sử dụng máy để ép bàng. Cây bàng tươi sau khi nhổ về, được cho vào máy ép dẹp ra, phơi khô, rồi ép lại lần nữa.

 

Bà Lê Thị Mãi (65 tuổi, xã Tân Hòa Đông) làm nghề đương đệm bàng từ khi 10 tuổi. Bà cho biết: Nhờ trồng bàng, đương đệm mà bà đã thay chồng nuôi các con khôn lớn.
Bà Lê Thị Mãi (65 tuổi, xã Tân Hòa Đông) làm nghề đương đệm bàng từ khi 10 tuổi. Bà cho biết: Nhờ trồng bàng, đương đệm mà bà đã thay chồng nuôi các con khôn lớn.

 

Bàng sau khi ép 2 lần sẽ được bàn tay khéo léo của những người thợ đương thành những sản phẩm khác nhau. Nhà cô Tư Gừng ở xã Tân Hòa Đông là nơi các chị em trong xóm, ấp đến để cùng nhau đương nón.
Bàng sau khi ép 2 lần sẽ được bàn tay khéo léo của những người thợ đương thành những sản phẩm khác nhau. Nhà cô Tư Gừng ở xã Tân Hòa Đông là nơi các chị em trong xóm, ấp đến để cùng nhau đương nón.

 

Hiện nay, các sản phẩm từ cây bàng vẫn hiện diện trên thị trường, có những sản phẩm được xuất đi nhiều nước trên thế giới. Những chiếc nón bàng được khách du lịch đi biển ưa chuộng do đẹp, nhẹ, giá rẻ.
Hiện nay, các sản phẩm từ cây bàng vẫn hiện diện trên thị trường, có những sản phẩm được xuất đi nhiều nước trên thế giới. Những chiếc nón bàng được khách du lịch đi biển ưa chuộng do đẹp, nhẹ, giá rẻ.

Theo http://baoapbac.vn/phong-su-ky-su/201511/suc-song-cua-cay-bang-o-huyen-tan-phuoc-646147/

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh