Nhịp sống làng cá khô

03:12, 01/12/2015

Nghề làm cá khô ở Vàm Láng nói riêng và huyện Gò Công Đông nói chung ra đời từ hàng chục năm nay, gắn liền với nghề khai thác hải sản, bởi những sản phẩm làm ra của làng nghề truyền thống này cũng chính từ biển cả.

Nghề làm cá khô ở Vàm Láng nói riêng và huyện Gò Công Đông nói chung ra đời từ hàng chục năm nay, gắn liền với nghề khai thác hải sản, bởi những sản phẩm làm ra của làng nghề truyền thống này cũng chính từ biển cả.

Bắt đầu từ những hộ sản xuất nhỏ, mang tính cha truyền con nối, dần hình thành những cơ sở sản xuất cá khô có quy mô lớn, cung ứng hàng chục loại khô cho thị trường tiêu thụ khắp cả nước. Tuy làm ra nhiều loại khô, nhưng thường các cơ sở sản xuất chia ra 2 nhóm là khô cá mặn (ướp muối) và khô cá lạt (không ướp muối).

Nghề làm cá khô hình thành đã tạo thêm việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương. Họ bắt đầu công việc từ sáng sớm đến khi chiều muộn, với mức tiền công tùy thuộc vào sản lượng làm được hàng ngày và còn tùy vào lượng cá của những chuyến tàu khai thác.

Nằm trong lòng thị trấn Vàm Láng, theo thống kê sơ bộ, hiện có khoảng 50 cơ sở sản xuất cá khô các loại. Để phát triển nghề truyền thống này, thị trấn Vàm Láng đang lập Đề án phát triển làng nghề cá khô và chuẩn bị triển khai thực hiện. Thông thường, vào mùa cận Tết Nguyên đán, giá cá khô có tăng lên, do vào thời điểm này nguyên liệu làm khô hiếm dần, trong khi nhu cầu tiêu thụ lại tăng cao.

Người phơi khô liên tục đổi vị trí phơi theo hướng nắng.
Nghề làm cá khô đã được hình thành ở Vàm Láng từ hàng chục năm nay. Riêng khô cá mặn tại Cơ sở sản xuất Châu Ngọc hiện có 12 loại khô, bao gồm: Cá lưỡi trâu, cá mắt kiếng, cá đổng, cá bóng đục, lù đù...

 

Cá nguyên liệu sau khi thu mua về được rửa sạch, cắt đầu, đánh vẩy, xẻ thịt hoặc để nguyên con, sau đó ướp muối. Tiền công cao nhất 1.000 đồng/kg; công ướp muối là 150.000 đồng/ngày.

Người phơi khô liên tục đổi vị trí phơi theo hướng nắng.

 

Lao động làm khô chủ yếu là phụ nữ, với mức tiền công dao động ở mức 150.000 đồng/ngày.
Cá nguyên liệu sau khi thu mua về được rửa sạch, cắt đầu, đánh vẩy, xẻ thịt hoặc để nguyên con, sau đó ướp muối. Tiền công cao nhất 1.000 đồng/kg; công ướp muối là 150.000 đồng/ngày.

 

Sau thời gian ướp muối, cá được đem phơi, thông thường mất khoảng 1,5 ngày cá sẽ khô. Tiền công phơi mỗi vỉ cá của người lao động được tính 3.000 đồng.
Lao động làm khô chủ yếu là phụ nữ, với mức tiền công dao động ở mức 150.000 đồng/ngày.

 

Đối với khô cá lạt, chủ yếu là cá chình, được các cơ sở thu mua về rửa sạch, sau đó đem phơi.
Sau thời gian ướp muối, cá được đem phơi, thông thường mất khoảng 1,5 ngày cá sẽ khô. Tiền công phơi mỗi vỉ cá của người lao động được tính 3.000 đồng.

 

Sau khi phơi đủ nắng, cá khô được chuyển vào kho.
Đối với khô cá lạt, chủ yếu là cá chình, được các cơ sở thu mua về rửa sạch, sau đó đem phơi.

 

Sau khi phơi đủ nắng, cá khô được chuyển vào kho.
Sau khi phơi đủ nắng, cá khô được chuyển vào kho.

 

Trước khi đóng gói, cá khô được lưu trong kho một thời gian cho “nguội”.
Trước khi đóng gói, cá khô được lưu trong kho một thời gian cho “nguội”.

 

Ở Cơ sở sản xuất Châu Ngọc, mỗi ngày xuất bán khoảng 5 tấn cá khô các loại. Giá bán cá khô mặn hiện dao động từ 22.000 - 57.000 đồng/kg tùy loại.
Ở Cơ sở sản xuất Châu Ngọc, mỗi ngày xuất bán khoảng 5 tấn cá khô các loại. Giá bán cá khô mặn hiện dao động từ 22.000 - 57.000 đồng/kg tùy loại.

Theo http://baoapbac.vn/phong-su-ky-su/201511/nhip-song-lang-ca-kho-648800/

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh