Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ

05:07, 11/07/2024

Chồng tôi có đứa cháu dưới tuổi thành niên, cha cháu mất sớm, cháu ở với mẹ và bà ngoại. Nhưng mấy năm qua, mẹ cháu đi làm ở xa và sau đó có chồng khác nên hầu như chỉ gửi tiền về cho hai bà cháu sinh sống, ít khi về thăm con.

(VLO) Chồng tôi có đứa cháu dưới tuổi thành niên, cha cháu mất sớm, cháu ở với mẹ và bà ngoại. Nhưng mấy năm qua, mẹ cháu đi làm ở xa và sau đó có chồng khác nên hầu như chỉ gửi tiền về cho hai bà cháu sinh sống, ít khi về thăm con.

Gần đây, nghe nói vì bệnh nặng mẹ cháu không gửi tiền về cho hai bà cháu, cuộc sống của hai bà cháu rất khó khăn.

Chồng tôi là bác ruột của cháu, thấy vậy nên anh tự nguyện đứng ra làm người giám hộ cho cháu, góp phần chăm lo cho cháu đến trưởng thành.

Tôi cũng đồng ý, nhưng còn đắn đo, hiện tại nhà tôi vừa đủ chỗ ở cho vợ chồng và 2 con, nếu làm giám hộ cho cháu, có bắt buộc vợ chồng tôi phải đưa cháu về sống chung trong nhà không?

L.T.T. (Tiền Giang)

Trả lời: Về việc cư trú của cháu, anh chị có thể yên tâm khi nhận làm người giám hộ cho cháu. Hiện tại, nếu cháu đang ở ổn định với bà của cháu, anh chị vẫn có thể để cháu ở với bà.

Mặc dù tại khoản 1, Điều 42 Bộ luật Dân sự quy định: Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

Tuy nhiên, khoản 2 điều luật này còn có quy định khác: Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Bên cạnh đó, Điều 13 Luật Cư trú quy định nơi cư trú của người được giám hộ như sau:

1. Nơi cư trú của người được giám hộ là nơi cư trú của người giám hộ.

2. Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của người giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

HT tư vấn

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh