Chúng tôi gồm có 3 người là bạn thân từ nhỏ. Giờ mỗi người có công việc riêng. Gần đây, một người trong nhóm có hỏi tôi vay một số tiền. Bạn này cho biết đã có vay của người bạn kia trước một số tiền và đã có thế chấp tài sản cho bạn ấy làm tin, giờ nếu tôi đồng ý thì bạn sẽ thế chấp tài sản chung với người bạn kia, vì nếu so với số tiền bạn ấy mượn tôi và người bạn trước đây, tài sản thế chấp của bạn ấy lớn hơn.
Chúng tôi gồm có 3 người là bạn thân từ nhỏ. Giờ mỗi người có công việc riêng. Gần đây, một người trong nhóm có hỏi tôi vay một số tiền. Bạn này cho biết đã có vay của người bạn kia trước một số tiền và đã có thế chấp tài sản cho bạn ấy làm tin, giờ nếu tôi đồng ý thì bạn sẽ thế chấp tài sản chung với người bạn kia, vì nếu so với số tiền bạn ấy mượn tôi và người bạn trước đây, tài sản thế chấp của bạn ấy lớn hơn.
Tôi có hỏi người bạn đã cho vay tiền và đã xác tín việc này. Hiện tại, vợ tôi không đồng ý vì còn đắn đo là một tài sản có được thế chấp cùng lúc cho 2 người không? Nếu lỡ bạn ấy làm ăn thua lỗ thì chúng tôi giải quyết như thế nào?
N.T.H.T.
(huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang)
Trả lời:
Anh T. thân mến! Khoản 1, Điều 296 Bộ luật Dân sự quy định một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ trường hợp anh hỏi như sau: Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Theo quy định này thì bạn của anh có thể dùng tài sản có giá trị lớn hơn số tiền vay của anh và người bạn kia.
Tuy nhiên, nếu vợ chồng anh đồng ý cho vay thì nên lập văn bản rõ ràng về thỏa thuận giữa các bên. Theo khoản 2 điều luật trên: Trường hợp một tài sản được bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm phải thông báo cho bên nhận bảo đảm sau biết về việc tài sản bảo đảm đang được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác. Mỗi lần bảo đảm phải được lập thành văn bản.
Việc xử lý tài sản đảm bảo được quy định tại khoản 3 điều luật trên như sau: Trường hợp phải xử lý tài sản để thực hiện một nghĩa vụ đến hạn thì các nghĩa vụ khác tuy chưa đến hạn đều được coi là đến hạn và tất cả các bên cùng nhận bảo đảm đều được tham gia xử lý tài sản. Bên nhận bảo đảm đã thông báo về việc xử lý tài sản có trách nhiệm xử lý tài sản, nếu các bên cùng nhận bảo đảm không có thỏa thuận khác.
Trường hợp các bên muốn tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn thì có thể thỏa thuận về việc bên bảo đảm dùng tài sản khác để bảo đảm việc thực hiện các nghĩa vụ chưa đến hạn.
HT tư vấn