Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản

05:03, 20/03/2024

Ba mẹ tôi qua đời có để lại di chúc nhưng mấy năm qua anh em tôi chưa tập trung về được, nay chuẩn bị về để chia thừa kế. Nhưng trong di chúc ba mẹ không nêu rõ một số phần. Để không mất tình nghĩa anh em, chúng tôi đồng ý cùng ngồi lại tính toán sao cho hợp lý. Nhưng về thủ tục, chúng tôi có cần thiết phải lập văn bản rõ ràng và đem công chứng không? Sở dĩ tôi hỏi điều này vì trong số anh em tôi có người rất bận, sợ không có thời gian cùng nhau có mặt.

Ba mẹ tôi qua đời có để lại di chúc nhưng mấy năm qua anh em tôi chưa tập trung về được, nay chuẩn bị về để chia thừa kế. Nhưng trong di chúc ba mẹ không nêu rõ một số phần. Để không mất tình nghĩa anh em, chúng tôi đồng ý cùng ngồi lại tính toán sao cho hợp lý. Nhưng về thủ tục, chúng tôi có cần thiết phải lập văn bản rõ ràng và đem công chứng không? Sở dĩ tôi hỏi điều này vì trong số anh em tôi có người rất bận, sợ không có thời gian cùng nhau có mặt.

N.C.T. (Tam Bình)

Trả lời:

Anh T. thân mến! Trước hết, các anh em của anh có thể thực hiện theo một số quy định tại khoản 1, Điều 656 Bộ luật Dân sự như sau: Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:

a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;

b) Cách thức phân chia di sản.

Theo khoản 2 điều luật trên: Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.

Điều 57 Luật Công chứng quy định trường hợp anh hỏi như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Theo khoản 4 điều luật trên: Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

HT tư vấn

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh