Vì hoàn cảnh nên khi tôi sinh con, con không được cha nhìn nhận. Do vậy, giấy chứng sinh con không có tên cha. Đến nay, con được 5 tuổi, cha muốn về nhận con. Tôi cũng tha thứ và để cho con có cha. Nhưng điều tôi lo lắng là giờ không có gì chứng minh anh ấy là cha của con tôi, kể cả giấy đăng ký kết hôn chúng tôi cũng không có. Vậy, phải làm sao?
Vì hoàn cảnh nên khi tôi sinh con, con không được cha nhìn nhận. Do vậy, giấy chứng sinh con không có tên cha. Đến nay, con được 5 tuổi, cha muốn về nhận con. Tôi cũng tha thứ và để cho con có cha. Nhưng điều tôi lo lắng là giờ không có gì chứng minh anh ấy là cha của con tôi, kể cả giấy đăng ký kết hôn chúng tôi cũng không có. Vậy, phải làm sao?
N.T.D. (Đồng Tháp)
Trả lời:
Chị D. thân mến! Khoản 1, Điều 25 Luật Hộ tịch quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau: Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
Khoản 1, Điều 44 Luật Hộ tịch quy định thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con như sau: Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp đăng ký nhận cha, mẹ, con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài phải nộp thêm bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu để chứng minh về nhân thân.
Về những khó khăn chị đang lo lắng, chị có thể yên tâm. Theo Điều 14 Thông tư số 04/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện thủ tục trên thì chứng cứ để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1, Điều 25 và khoản 1, Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
1. Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
2. Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, mẹ, con theo quy định tại Điều 5 thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, mẹ, con.
Khoản 1, Điều 5 Thông tư số 04/2020 quy định: Trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật: Trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
HT tư vấn