Gia đình tôi có người thân qua đời ở địa phương khác, gia đình của người này cũng khá đơn chiếc nên lần lựa ngày qua ngày đã hơn 2 năm không có đăng ký khai tử. Chúng tôi nghe nói trường hợp này sẽ gặp khó khăn khi đi khai tử muộn, có phải không?
Gia đình tôi có người thân qua đời ở địa phương khác, gia đình của người này cũng khá đơn chiếc nên lần lựa ngày qua ngày đã hơn 2 năm không có đăng ký khai tử. Chúng tôi nghe nói trường hợp này sẽ gặp khó khăn khi đi khai tử muộn, có phải không?
N.T.T. (Tiền Giang)
Trả lời:
Chị T. thân mến! Theo khoản 1, Điều 33 Luật Hộ tịch, thời hạn và trách nhiệm đăng ký khai tử được quy định như sau: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Theo đó, khoản 1, Điều 34 Luật Hộ tịch, người có trách nhiệm đi đăng ký khai tử nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy báo tử hoặc giấy tờ khác thay giấy báo tử cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
Nếu gia đình của người mất chưa đăng ký khai tử cho người mất đúng thời hạn theo quy định trên, nay muốn thực hiện thủ tục này thì căn cứ theo khoản 1, Điều 13 Thông tư số 04/2020/TT-BTP, hướng dẫn việc đăng ký khai tử, như sau: Trường hợp đăng ký khai tử cho người chết đã lâu, không có giấy báo tử hoặc giấy tờ thay thế giấy báo tử theo quy định tại khoản 2, Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì người yêu cầu đăng ký khai tử phải cung cấp được giấy tờ, tài liệu, chứng cứ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp hoặc xác nhận hợp lệ chứng minh sự kiện chết.
Bên cạnh đó, xin lưu ý với chị, khoản 2 điều luật trên còn quy định: Trường hợp người yêu cầu đăng ký khai tử không có giấy tờ, tài liệu, chứng cứ chứng minh theo quy định tại khoản 1 điều này hoặc giấy tờ, tài liệu, chứng cứ không hợp lệ, không bảo đảm giá trị chứng minh thì cơ quan đăng ký hộ tịch từ chối đăng ký khai tử.
HT tư vấn