Tôi có căn nhà ở quê, vì lâu ngày không có người ở nên ngày càng hư hỏng nhiều. Thấy có một số vết nứt tường, nhà bên cạnh nhiều lần gọi điện thoại yêu cầu tôi phá dỡ, họ nói nếu không phá dỡ lỡ nhà đổ sập thì rất nguy hiểm cho người nhà của họ.
Tôi có căn nhà ở quê, vì lâu ngày không có người ở nên ngày càng hư hỏng nhiều. Thấy có một số vết nứt tường, nhà bên cạnh nhiều lần gọi điện thoại yêu cầu tôi phá dỡ, họ nói nếu không phá dỡ lỡ nhà đổ sập thì rất nguy hiểm cho người nhà của họ.
Tuy tường nứt nhưng kết cấu nhà ngày xưa ba tôi làm khá chắc chắn, nguy cơ đổ sập rất khó xảy ra. Hơn nữa tuy không ở nhưng vào dịp lễ Tết anh em tôi vẫn về thăm nhà. Không thực hiện theo yêu cầu của nhà lân cận thì tôi cũng áy náy nhưng nếu thực hiện thì tôi thấy không cần thiết. Nhưng để tránh mất lòng lối xóm, tôi muốn biết nhà bị hư hỏng như thế nào mới bị phá dỡ theo quy định?
L.T.C. (TP Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Chị C. thân mến! Chị có thể yên tâm và căn cứ các quy định của Luật Nhà ở sau đây để thực hiện và trả lời với nhà bên cạnh. Theo khoản 3, Điều 46 Luật Nhà ở: Khi nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng thì thực hiện phá dỡ theo quy định tại mục 4, Chương VI của luật này.
Theo khoản 1, Điều 92 được quy định tại mục 4, Chương VI Luật Nhà ở nêu trên, nhà ở phải phá dỡ trường hợp chị hỏi, đó là: Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.
HT tư vấn