Sau nhiều năm sử dụng giấy tờ cá nhân, gần đây tôi phát hiện có nhiều giấy tờ ghi không đúng với khai sinh. Trường hợp này, để thuận lợi trong sử dụng giấy tờ, tôi có được xem thông tin trên các giấy tờ này là chính, có được không?
(VLO) Sau nhiều năm sử dụng giấy tờ cá nhân, gần đây tôi phát hiện có nhiều giấy tờ ghi không đúng với khai sinh. Trường hợp này, để thuận lợi trong sử dụng giấy tờ, tôi có được xem thông tin trên các giấy tờ này là chính, có được không?
T.T.D. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Khoản 6, Điều 4 Luật Hộ tịch quy định: Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1, Điều 14 của Luật này.
Khoản 1, Điều 14 nói trên quy định nội dung đăng ký khai sinh gồm:
a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;
b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.
Với tầm quan trọng đó, Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Hộ tịch đã khẳng định giá trị pháp lý của giấy khai sinh như sau:
1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.
2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với giấy khai sinh của người đó.
3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong giấy khai sinh của người đó thì thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong giấy khai sinh.
Do đó, mọi sai sót trên một số giấy tờ chị cần yêu cầu cơ quan chức năng điều chỉnh lại đúng theo thông tin trên giấy khai sinh theo quy định trên.
HT tư vấn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin