Chồng tôi là người Trung Quốc nhưng sau khi kết hôn, cả hai vợ chồng tôi đều sinh sống và làm ăn ở Việt Nam. Do vậy khi sinh con, chúng tôi đồng ý khai sinh cho con theo dân tộc của tôi là Việt Nam thì có được không, và sau này chúng tôi có thể thay đổi lại dân tộc cho con không?
Chồng tôi là người Trung Quốc nhưng sau khi kết hôn, cả hai vợ chồng tôi đều sinh sống và làm ăn ở Việt Nam. Do vậy khi sinh con, chúng tôi đồng ý khai sinh cho con theo dân tộc của tôi là Việt Nam thì có được không, và sau này chúng tôi có thể thay đổi lại dân tộc cho con không?
L.H.C. (TP Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Chị H.C. thân mến! Ý định trên của vợ chồng chị có thể thực hiện được. Theo khoản 2, Điều 29 Bộ luật Dân sự: Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.
Về việc sau này vợ chồng chị muốn xác định lại dân tộc cho con, anh chị có thể căn cứ theo điểm a, khoản 3, Điều 29 Bộ luật Dân sự: Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau.
Xin lưu ý với chị, theo khoản 4 và 5, Điều 29 Bộ luật Dân sự: Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi phải được sự đồng ý của người đó. Pháp luật cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.
HT tư vấn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin