Mợ tôi mồ côi cha, mẹ từ nhỏ, được dì và dượng đưa về nuôi dưỡng. Nhưng do nhà nghèo, con dì cũng đông nên mợ tôi không được đi học ngày nào, mợ không biết chữ. Cậu tôi mất cách đây 5 năm.
(VLO) Mợ tôi mồ côi cha, mẹ từ nhỏ, được dì và dượng đưa về nuôi dưỡng. Nhưng do nhà nghèo, con dì cũng đông nên mợ tôi không được đi học ngày nào, mợ không biết chữ. Cậu tôi mất cách đây 5 năm. Giờ mợ gần 70 tuổi. Cậu mợ có 5 người con nhưng thấy 5 người con không hòa thuận nhau nên mợ muốn lập di chúc để đất vườn, nhà cửa cho từng người con, tránh có sự tranh chấp về sau. Mợ tôi không biết chữ, lại không muốn các con của mợ biết nội dung di chúc nên không muốn nhờ các con thảo văn bản này. Vậy mợ tôi sẽ lập di chúc bằng cách nào cho đúng?
N.T.H. (Long Hồ)
Trả lời: Chị H. thân mến! Trường hợp này, mợ của chị có thể thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 630 Bộ luật Dân sự, như sau: Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
Khi mợ của chị lập di chúc cần lưu ý các điều kiện của pháp luật để đảm bảo di chúc hợp pháp. Theo khoản 1, Điều 630 Bộ luật Dân sự, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Về người làm chứng cho việc lập di chúc, theo Điều 632 Bộ luật Dân sự thì mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:
1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
HT tư vấn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin