Trước đây, vì muốn giúp đỡ người bạn thân nên tôi nhận lời thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1 thửa đất. Thời gian thế chấp là 3 năm. Nhưng khi thời gian này sắp hết thì người thế chấp đã đột ngột qua đời. Đến nay, thời hạn thế chấp đã hết, tôi phải giải quyết như thế nào?
(VLO) Trước đây, vì muốn giúp đỡ người bạn thân nên tôi nhận lời thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 1 thửa đất. Thời gian thế chấp là 3 năm. Nhưng khi thời gian này sắp hết thì người thế chấp đã đột ngột qua đời. Đến nay, thời hạn thế chấp đã hết, tôi phải giải quyết như thế nào?
N.T.K. (Long Hồ)
Trả lời: Chị K. thân mến! Chị có thể căn cứ theo Điều 50 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP (quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ) để giải quyết tài sản đã nhận thế chấp, điều luật này như sau: Trường hợp bên bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm là cá nhân chết hoặc bị tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết thì việc thực hiện nghĩa vụ và xử lý tài sản bảo đảm thực hiện theo hợp đồng bảo đảm hoặc thỏa thuận khác đã được xác lập trước thời điểm bên bảo đảm, người có nghĩa vụ được bảo đảm chết hoặc trước thời điểm bị tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết.
Trường hợp xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm thì bên nhận bảo đảm phải thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm cho người này theo địa chỉ được xác định như thông báo cho bên bảo đảm quy định tại Điều 51 nghị định này.
Trường hợp chưa xác định được người hưởng di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm, người quản lý di sản mà di sản đó đang là tài sản bảo đảm mà nghĩa vụ được bảo đảm đã đến hạn thực hiện thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
Theo khoản 1, Điều 51 nghị định nói trên, văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu sau đây:
a) Lý do xử lý tài sản bảo đảm;
b) Tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý;
c) Thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.
HT tư vấn
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin