Bác ruột có thể làm người giám hộ đương nhiên cho cháu

07:05, 11/05/2023

Dì tôi có hai đứa con trai. Đứa nhỏ đã có vợ con nhưng đã ly hôn trước khi qua đời vì tai nạn. Sau khi con trai dì mất, vợ của con dì cũng bỏ đi làm ăn xa để đứa con mới 3 tuổi cho người chị nuôi dưỡng. Thấy cháu mình sống trong cảnh khó khăn, đứa con lớn của dì là bác ruột của cháu muốn xin làm người giám hộ để lo cho cháu ăn, học nhưng không biết có được không?

Dì tôi có hai đứa con trai. Đứa nhỏ đã có vợ con nhưng đã ly hôn trước khi qua đời vì tai nạn. Sau khi con trai dì mất, vợ của con dì cũng bỏ đi làm ăn xa để đứa con mới 3 tuổi cho người chị nuôi dưỡng. Thấy cháu mình sống trong cảnh khó khăn, đứa con lớn của dì là bác ruột của cháu muốn xin làm người giám hộ để lo cho cháu ăn, học nhưng không biết có được không?

N.T.D. (Trà Vinh)

Trả lời:

Chị T.D. thân mến! Theo khoản 1, Điều 47 Bộ luật Dân sự, người được giám hộ bao gồm:

a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;

b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;

c) Người mất năng lực hành vi dân sự;

d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

Căn cứ quy định trên, cho thấy cháu của dì chị thuộc đối tượng là người được giám hộ. Trường hợp này, bác ruột của cháu có thể được làm người giám hộ đương nhiên cho cháu theo nguyện vọng của gia đình. Điều 52 Bộ luật Dân sự quy định: Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, Điều 47 của bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:

1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.

2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1, điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.

3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2, điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.

Theo khoản 3, Điều 46 Bộ luật Dân sự: Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch. Điều 19 Luật Hộ tịch quy định: UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ.

HT tư vấn

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh