Tôi có người thân vừa bị tòa án sơ thẩm tuyên mức án khá nặng. Người này được động viên kháng cáo với hy vọng được giảm nhẹ mức án. Xin cho biết trường hợp nào có thể được tòa phúc thẩm xem xét sửa bản án theo hướng giảm nhẹ hình phạt? Nếu đang bị tạm giam thì gửi đơn kháng cáo bằng cách nào?
(VLO) Tôi có người thân vừa bị tòa án sơ thẩm tuyên mức án khá nặng. Người này được động viên kháng cáo với hy vọng được giảm nhẹ mức án. Xin cho biết trường hợp nào có thể được tòa phúc thẩm xem xét sửa bản án theo hướng giảm nhẹ hình phạt? Nếu đang bị tạm giam thì gửi đơn kháng cáo bằng cách nào?
L.T.H. (Long Hồ)
Trả lời: Để quyết định có kháng cáo hay không, chị và người thân của chị có thể tham khảo quy định về thẩm quyền sửa bản án sơ thẩm của HĐXX phúc thẩm tại khoản 1, Điều 357 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Theo đó, khi có căn cứ xác định bản án sơ thẩm đã tuyên không đúng với tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, nhân thân bị cáo hoặc có tình tiết mới thì HĐXX phúc thẩm có quyền sửa bản án sơ thẩm như sau:
a) Miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt cho bị cáo; không áp dụng hình phạt bổ sung; không áp dụng biện pháp tư pháp.
b) Áp dụng điều, khoản của Bộ luật Hình sự về tội nhẹ hơn.
c) Giảm hình phạt cho bị cáo.
d) Giảm mức bồi thường thiệt hại và sửa quyết định xử lý vật chứng.
đ) Chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
e) Giữ nguyên hoặc giảm mức hình phạt tù và cho hưởng án treo.
Theo khoản 1, Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự: Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, giám thị trại tạm giam, trưởng nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.
Xin lưu ý với chị, khoản 3 điều luật trên quy định: Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin