Ba mẹ tôi qua đời có để lại di chúc. Trong số tài sản của ba mẹ tôi để lại có một thửa đất mặt tiền đang cho thuê mỗi tháng hơn 20 triệu đồng. Thửa đất này ba mẹ tôi ghi trong di chúc là để lại cho thuê lấy tiền chi dùng vào việc thờ cúng ông bà và ba mẹ, giao cho em út tôi quản lý và thờ cúng.
(VLO) Ba mẹ tôi qua đời có để lại di chúc. Trong số tài sản của ba mẹ tôi để lại có một thửa đất mặt tiền đang cho thuê mỗi tháng hơn 20 triệu đồng. Thửa đất này ba mẹ tôi ghi trong di chúc là để lại cho thuê lấy tiền chi dùng vào việc thờ cúng ông bà và ba mẹ, giao cho em út tôi quản lý và thờ cúng. Em út tôi khá giàu, lại hưởng thêm phần này, tôi thấy không công bằng cho những anh, em còn lại nghèo hơn. Chúng tôi bàn với nhau đề nghị bán thửa đất đó chia đều cho tất cả anh, em. Khi nào đến cúng giỗ tất cả hùn lại. Nhưng em út tôi không chịu, nói là thực hiện đúng di nguyện của ba mẹ. Em út tôi nói như vậy đúng không? Đề nghị của anh em chúng tôi có thực hiện được không?
N.T.C. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Khoản 3 Điều 626 Bộ luật Dân sự quy định người lập di chúc có quyền dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng. Đây được xem là di nguyện của ba mẹ chị. Việc bán thửa đất mà trong di chúc ba mẹ chị chỉ định dùng vào việc thờ cúng, là không thể thực hiện được.
Theo khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự: Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin