Không được vi phạm quyền ưu tiên mua tài sản của chủ sở hữu chung

09:12, 31/12/2021

Vợ chồng tôi và 2 đứa em chồng được cô ruột để lại 1 căn nhà phố đang cho thuê sắp hết hạn. Vợ chồng tôi có thiếu một khoản nợ nên tôi đề nghị 2 em bán căn nhà để chia ra làm 3 phần, nhưng 2 em không đồng ý. Trong khi đó, chủ nợ đề nghị vợ chồng tôi bán lại phần tài sản chung đó để trừ nợ, thậm chí sẽ mua luôn phần còn lại của 2 em chồng tôi, nếu họ đồng ý bán. Điều này, có được không?

Vợ chồng tôi và 2 đứa em chồng được cô ruột để lại 1 căn nhà phố đang cho thuê sắp hết hạn. Vợ chồng tôi có thiếu một khoản nợ nên tôi đề nghị 2 em bán căn nhà để chia ra làm 3 phần, nhưng 2 em không đồng ý. Trong khi đó, chủ nợ đề nghị vợ chồng tôi bán lại phần tài sản chung đó để trừ nợ, thậm chí sẽ mua luôn phần còn lại của 2 em chồng tôi, nếu họ đồng ý bán. Điều này, có được không?

L.T.M.L. (TP Bến Tre)

Trả lời:

Trước mắt, vợ chồng chị không thể bán phần quyền sở hữu của vợ chồng chị trong căn nhà nói trên cho người khác, bởi theo quy định tại khoản 3 Điều 218 Bộ luật Dân sự: Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

Trong thời hạn 3 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 1 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

Nếu chị không thực hiện theo trình tự này thì sẽ dẫn đến phiền phức về sau. Theo quy định của điều luật trên: Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

 

 

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh