Ở cặp ranh đất nhà ba mẹ tôi có 1 hàng dừa rất cao, tàu dừa và trái khô thường rơi rụng rất nguy hiểm. Ba mẹ tôi nhiều lần đề nghị chủ đất bên cạnh đốn bỏ những cây dừa có thể gây nguy hiểm nhưng họ không làm. Trường hợp này, ba mẹ tôi phải làm sao?
(VLO) Ở cặp ranh đất nhà ba mẹ tôi có 1 hàng dừa rất cao, tàu dừa và trái khô thường rơi rụng rất nguy hiểm. Ba mẹ tôi nhiều lần đề nghị chủ đất bên cạnh đốn bỏ những cây dừa có thể gây nguy hiểm nhưng họ không làm. Trường hợp này, ba mẹ tôi phải làm sao?
N.T.H. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không thực hiện theo đề nghị của ba mẹ chị nhằm bảo đảm an toàn cho người trong gia đình chị khi ra vào khu vực cạnh vườn dừa nói trên, ba mẹ chị có thể yêu cầu chính quyền địa phương giải quyết.
Khoản 2 Điều 175 Bộ luật Dân sự quy định: Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác.
Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo đó, khoản 1 Điều 177 Bộ luật Dân sự quy định: Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin