Khi gia đình có 1 người khó khăn trong nhận thức

07:05, 21/05/2021

Tôi có đứa cháu mồ côi ba mẹ nên từ nhỏ ở với mẹ tôi là bà nội của cháu. Nay, mẹ tôi vừa qua đời, cháu đến ở với tôi. Tuy đã gần 20 tuổi nhưng cháu chậm chạp trong nhận thức, lúc thì bình thường lúc thì không kiểm soát được hành vi. Để tránh gặp khó khăn, rắc rối về lâu dài, tôi phải làm sao?

Tôi có đứa cháu mồ côi ba mẹ nên từ nhỏ ở với mẹ tôi là bà nội của cháu. Nay, mẹ tôi vừa qua đời, cháu đến ở với tôi. Tuy đã gần 20 tuổi nhưng cháu chậm chạp trong nhận thức, lúc thì bình thường lúc thì không kiểm soát được hành vi. Để tránh gặp khó khăn, rắc rối về lâu dài, tôi phải làm sao?

N.T.T. (TP Bến Tre)

Trả lời:

Trường hợp này, anh có thể đến tòa án địa phương để được hướng dẫn thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Bộ luật Dân sự như sau: Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự thì yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, là một trong những yêu cầu thuộc thẩm quyền của tòa án. Và theo điểm a khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự yêu cầu này thuộc thẩm quyền của tòa án cấp huyện (hoặc thị xã, thành phố nơi anh và cháu thường trú).

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

 

 

Đường dây nóng: 0909645589.

Phóng sự ảnh