Ba tôi trước khi mất có viết di chúc để lại thửa đất cạnh nhà cho tôi để cho thuê sinh lợi dùng vào việc thờ cúng ông bà, ba mẹ. Nhưng sau khi ba mất, chúng tôi mới biết ba còn thiếu của vài người bạn một số tiền khá lớn, gom góp hết tài sản của ba vẫn không đủ trả. Chủ nợ yêu cầu anh em tôi phải bán thửa đất dùng vào việc thờ cúng đó để trả tiền cho họ. Theo tôi được biết đối với di sản được dùng vào việc thờ cúng là không được chia hay bán, có đúng không?
Ba tôi trước khi mất có viết di chúc để lại thửa đất cạnh nhà cho tôi để cho thuê sinh lợi dùng vào việc thờ cúng ông bà, ba mẹ. Nhưng sau khi ba mất, chúng tôi mới biết ba còn thiếu của vài người bạn một số tiền khá lớn, gom góp hết tài sản của ba vẫn không đủ trả. Chủ nợ yêu cầu anh em tôi phải bán thửa đất dùng vào việc thờ cúng đó để trả tiền cho họ. Theo tôi được biết đối với di sản được dùng vào việc thờ cúng là không được chia hay bán, có đúng không?
H.V.V. (TP Vĩnh Long)
Trả lời:
Theo khoản 1 Điều 615 Bộ luật Dân sự: Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Do đó, mặc dù khoản 1 Điều 645 Bộ luật Dân sự có quy định: Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng… Nhưng theo khoản 2 điều luật trên: Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Vì vậy, anh nên có trách nhiệm thực hiện theo yêu cầu trên.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin