
Ba mẹ tôi đều qua đời. Hiện nay, các anh, chị tôi định chia thừa kế. Riêng tôi tự nguyện không nhận phần mình được thừa kế. Khi tôi nói điều này, các anh, chị tôi không chịu mà yêu cầu tôi viết ra giấy và ký tên, có chứng nhận của chính quyền. Tôi có cần thiết phải thực hiện điều này không?
Ba mẹ tôi đều qua đời. Hiện nay, các anh, chị tôi định chia thừa kế. Riêng tôi tự nguyện không nhận phần mình được thừa kế. Khi tôi nói điều này, các anh, chị tôi không chịu mà yêu cầu tôi viết ra giấy và ký tên, có chứng nhận của chính quyền. Tôi có cần thiết phải thực hiện điều này không?
L.T.T. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Căn cứ quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự về việc từ chối nhận di sản cho thấy anh nên thực hiện theo yêu cầu từ anh, chị của anh. Điều luật này như sau:
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
Điều 59 Luật Công chứng quy định công chứng văn bản từ chối nhận di sản:
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin