Em trai tôi qua đời lúc con của em ấy mới gần 11 tuổi. Vì hoàn cảnh, em dâu tôi (mẹ cháu) phải đi làm ăn ở xa. Để tiện cho việc học tập và sinh sống của cháu, tôi là cô ruột đã nhận làm người giám hộ cho cháu. Nay, cháu vừa tròn 18 tuổi và đã xin việc làm ở xa nhà nên cháu yêu cầu tôi chuyển giao hết tài sản của ba cháu để lại cho cháu.
Em trai tôi qua đời lúc con của em ấy mới gần 11 tuổi. Vì hoàn cảnh, em dâu tôi (mẹ cháu) phải đi làm ăn ở xa. Để tiện cho việc học tập và sinh sống của cháu, tôi là cô ruột đã nhận làm người giám hộ cho cháu. Nay, cháu vừa tròn 18 tuổi và đã xin việc làm ở xa nhà nên cháu yêu cầu tôi chuyển giao hết tài sản của ba cháu để lại cho cháu.
Vì sợ cháu vừa ra đời để kiếm sống chưa có kinh nghiệm, tôi dự định khi cháu lập gia đình mới chuyển trả tài sản lại cho cháu. Trường hợp này, tôi có phải trả tài sản lại cho cháu không?
L.T. (TP Vĩnh Long)
Trả lời: Điều 20 Bộ luật Dân sự quy định: Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, (trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của bộ luật này).
Theo điểm a khoản 1 Điều 62 Bộ luật Dân sự, việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Khi chấm dứt việc giám hộ, chị nên thực hiện theo khoản 1 Điều 63 Bộ luật Dân sự như sau: Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ (khoản 4 Điều 63 Bộ luật Dân sự).
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin