Ba tôi mất trên 20 năm. Gần 10 năm qua, mẹ tôi có quan hệ như vợ chồng với 1 bác ở chung xã. Mặc dù vợ bác mất đã lâu nhưng vì ngại với các con, bác không công khai mối quan hệ với mẹ tôi, song chuyện này ở địa phương ai cũng biết. Gần đây, bác ấy bệnh nặng.
Ba tôi mất trên 20 năm. Gần 10 năm qua, mẹ tôi có quan hệ như vợ chồng với 1 bác ở chung xã. Mặc dù vợ bác mất đã lâu nhưng vì ngại với các con, bác không công khai mối quan hệ với mẹ tôi, song chuyện này ở địa phương ai cũng biết. Gần đây, bác ấy bệnh nặng.
Hôm qua, bác có kêu mẹ tôi và các con của bác lại trăng trối rằng: Sau khi bác mất, các con của bác hãy cho mẹ tôi 2 công đất vườn trong tổng số 20 công đất của bác. Tuy vẫn còn minh mẫn nhưng hiện tại bác ấy rất yếu. Như vậy, mẹ tôi phải làm sao để điều bác nói được thực hiện?
N.V.T. (Cái Bè- Tiền Giang)
Trả lời: Theo khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự: Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Trường hợp anh nêu có thể được xem là di chúc miệng.
Để di chúc miệng của bác ấy được coi là hợp pháp, mẹ anh nên thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự như sau:
Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất 2 người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Xin lưu ý với anh, theo khoản 2 Điều 629 Bộ luật Dân sự: Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin