Tôi là thân nhân của người bị hại và đại diện cho người này trong vụ án hình sự. Sau khi tòa án xét xử, không đồng ý với bản án, tôi dự định kháng cáo nhưng bất ngờ ngã bệnh nên không kịp gửi đơn, đến khi hết bệnh mới biết rằng thời hạn kháng cáo đã hết. Vậy, trường hợp này tôi có thể làm sao?
Tôi là thân nhân của người bị hại và đại diện cho người này trong vụ án hình sự. Sau khi tòa án xét xử, không đồng ý với bản án, tôi dự định kháng cáo nhưng bất ngờ ngã bệnh nên không kịp gửi đơn, đến khi hết bệnh mới biết rằng thời hạn kháng cáo đã hết. Vậy, trường hợp này tôi có thể làm sao?
L.T.D. (TP Vị Thanh- Hậu Giang)
Trả lời: Nếu có lý do khách quan phù hợp theo quy định của pháp luật thì chị có thể gửi đơn kháng cáo trễ hạn để được xem xét.
Theo khoản 1 Điều 335 Bộ luật Tố tụng hình sự, một trong những trường hợp được kháng cáo quá hạn đó là: Việc kháng cáo quá hạn được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do bộ luật này quy định.
Nếu gửi đơn kháng cáo quá hạn chị phải có bản tường trình và các chứng cứ kèm theo. Khoản 2 điều luật này quy định:
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn, tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có) cho tòa án cấp phúc thẩm.
Theo đó, khoản 3 điều luật trên quy định: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và chứng cứ, tài liệu, đồ vật kèm theo (nếu có), tòa án cấp phúc thẩm thành lập hội đồng gồm 3 thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn.
Hội đồng xét kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.
Luật sư TRẦN VĂN SỸ
Thông tin bạn đọc
Đóng Lưu thông tin