Tài liệu đọc được nội dung có được coi là chứng cứ?

05:08, 21/08/2019

Tôi nghe nói có một người trong thân tộc đang định khởi kiện ra tòa vì tranh chấp tài sản với gia đình tôi. Đó là tài sản do ông bà để lại. Nghe nói nếu họ kiện thì gia đình tôi phải có chứng cứ để chống đối lại. Hiện tại, liên quan đến phần tài sản đó ba tôi chỉ có 1 tờ giấy viết tay do ông tôi để lại cho ba tôi lúc chia tài sản. Tờ giấy đó có được xem chứng cứ không?

Tôi nghe nói có một người trong thân tộc đang định khởi kiện ra tòa vì tranh chấp tài sản với gia đình tôi. Đó là tài sản do ông bà để lại. Nghe nói nếu họ kiện thì gia đình tôi phải có chứng cứ để chống đối lại. Hiện tại, liên quan đến phần tài sản đó ba tôi chỉ có 1 tờ giấy viết tay do ông tôi để lại cho ba tôi lúc chia tài sản. Tờ giấy đó có được xem chứng cứ không?

L.T.K.D. (TP Vĩnh Long)

Trả lời: Điều 93 Bộ luật Tố tụng Dân sự quy định: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do bộ luật này quy định và được tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Theo chị nói, hiện tại ba chị chỉ còn tờ giấy do ông của chị viết lúc chia tài sản. Tờ giấy này được xem là tài liệu đọc được nội dung và được xem là chứng cứ để phản đối lại vụ kiện nêu trên nếu đúng theo khoản 1 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự.

Điều luật này quy định: Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

Luật sư TRẦN VĂN SỸ

 

 

Đường dây nóng: 0987083838.

Phóng sự ảnh